Thiết kế Catia V5_Bài 7:Hướng dẫn sử dụng các lệnh trên thanh công cụ REFERENCE ELEMENTS

Posted by vuvy 20/09/2017 0 Comment(s) Catia V5,

1/ point ( Tạo điểm ):

Clickick vào Point trên thanh công cụ Reference elements extended.(Không có trên menu Insert). Hộp thoại Point Definition xuât hiện.

Nhập các thông số cho hộp thoại:
*Point type: Kiểu tạo điểm.
Có nhiều cách để tạo một điểm trong CATIA, tuy nhiên trong phần này chúng ta chỉ tìm hiểu một số cách tạo điểm được sử dụng nhiều trong việc thiết kế Part. Các lựa chọn khác sẽ được tìm hiểu kỹ trong phần II của chương trình.

a) Coordinates: Tạo điểm bằng cách nhập tọa độ điểm.
+X, Y, Z: Tọa độ của điểm cần tạo so với điểm gốc.
+Reference: Chọn một điểm làm điểm gốc cho điểm cần tạo . Nếu không chọn điểm gốc thì chương trình sẽ  tự chọn điểm gốc là gốc của hệ trục tọa độ .
b) On curve: Tạo điểm nằm trên một đường cong.
Khi chọn kiểu tạo điểm là On curve, hộp thoại Point Definition có dạng như sau:
-Curve: Chọn đường cong cần tạo điểm trên đó.
-Distance on curve: Khoảng cách từ đầu mút của đường cong đến điểm cần tạo. Nếu chọn lựa chọn này thì nhập khoảng cách vào ô Length. 
- Ratio of curve length: Tỷ lệ của chiều dài từ đầu mút của đường cong đến điểm cần tạo so với chiều dài đường cong. Nếu chọn lựa chọn này thì nhập tỷ lệ vào ô Ratio.
- Geodesic: Chiều dài từ đầu mút của đường cong tới điểm cần tạo được đo dọc theo đường cong.
- Euclickidean: Chiều dài từ đầu mút của đường cong tới điểm cần tạo là khoảng cách từ đầu mút tới điểm cần tạo.
- Nearest extreme: Tạo điểm trùng với một trong hại đầu mút gần với điểm hiện tại nhất.
- Middle Point: Tạo điểm nằm giữa đường cong.
- Reference: Chọn một điểm làm điểm gốc.
- Reverse Direction: đảo ngược chiều tạo điểm.
- Repeat object after OK: Lặp lại quá trình tạo điểm sau khi Clickick OK.
 
2/ Line (tạo đường thẳng):
Clickick vào Line  trên thanh công cụ.(Không có trong menu Insert). Hộp thoại Line Definition xuất hiện .
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
*Line type: Kiểu tạo đường thẳng.
Có nhiều cách tạo đường thẳng khác nhau, tuy nhiên trong phần này chúng ta chỉ tìm hiểu một số cách tạo đường thẳng hay dùng trong thiết kế Part. Các phương pháp khác sẽ được tìm hiểu kỹ ở phần II của chương trình.
a) Point-Point: Tạo đường thẳng bằng cách nối hai điểm.
- Point 1: Chọn điểm thứ nhất của đường thẳng.
- Point 2: Chọn điểm thứ hai của đường thẳng.
- Support: Chọn mặt cong chứa Point 1 và Point 2 nếu muốn đường tạo thành là đường cong nằm trên mặt cong đó.
- Start: Khoảng cách từ đầu mút của đường thẳng đến Point 1.
- End: Khoảng cách từ điểm cuối của đường thẳng đến Point 2.
- Mirror extent: Đặt chiều dài trong Start bằng End.
b) Point -Direction: Tạo đường thẳng bằng cách chọn một điểm và hướng tạo đường thẳng.
 
 
Point: Chọn điểm xuất phát của đường thẳng
Dereclion: Chọn hướng của đường thẳng bằng cách chọn một đường thẳng khác hoặc một mặt phẳng. 
Support: (xem Point-Point)
Start:(xem Point-Point)
End: (xem Point-Point)
Mirror extent: (xem Point-Point)
Reverse Direction: Đảo ngược chiều đường thẳng.
 
3/ plane ( Tạo mặt phẳng ):
 
Clickick vào Plane  trên thanh công cụ. Hộp thoại Plane Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
* Plane type: Kiểu tạo mặt phẳng.
Có nhiều cách để tạo một mặt phẳng, trong phần này chúng ta chỉ tìm hiểu một số cách dùng nhiều trong
thiết kế Part. Các cách khác sẽ được tìm hiểu kỹ trong phần II.
a) Offset from plane: Tạo mặt phẳng song song với mặt phẳng khác.
-  Reference: Chọn mặt phẳng gốc.
-  Offset: Khoảng cách từ mặt phẳng cần tạo đến mặt phẳng gốc.
-  Revese Direction : Đảo chiều tạo mặt phẳng.
-  Repeat object after OK: Lặp lại quá trình tạo mặt phẳng sau khi Clickick OK.
b) Paralell through point: Tạo mặt phẳng đi qua một điểm và song song với mặt phẳng khác.
-  Reference: Mặt phẳng gốc.
-  Point: Chọn điểm mặt phẳng sẽ đi qua.
c)Nomal to curve: Tạo mặt phẳng vuông góc với một đường cong.
- Cuve: Chọn đường cong.
- Point: Chọn điểm mà mặt phẳng sẽ đi qua.(Nếu không chọn thì điểm mặc định là trung điểm của đường
cong).
 
 
 
 
 
 

 

 

Leave a Comment