Hoc catia 3d: kinh nghiệm chuyển từ bản vẽ 2d sang 3d
Bạn có biết cách hoc catia 3d như thế nào cho hiệu quả? Bạn muốn chuyển bản vẽ 2d của mình thành 3d mà không biết làm thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Vì sao vẫn cần phải dùng bản vẽ giấy?
Có nên dùng bản vẽ 3d?
Thứ nhất, bản vẽ 2D vẫn là ngôn ngữ chung nhất và là phương tiện giao tiếp hữu hiệu trong phạm vi một công ty hay với các công ty khác.
Thứ hai, không phải tất cả mọi việc thiết kế và gia công đều cần dùng 3D. Dễ thấy nhất là việc gia công lỗ những tấm khuôn. Chỉ cần 1 bản vẽ 2D với các tọa độ cho trước là việc lập trình gia công có thể tiến hành ngay trên máy CNC.
Thứ ba, một bản vẽ được in ra và kí tên, đóng dấu chắc chắn có hiệu lực pháp lí cao hơn một mô hình 3D có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào.
Thứ tư, mô hình 3D đôi khi là một tài sản mang giá trị sở hữu trí tuệ (mang trong bản thân nó những tính toán, phân tích, phương pháp dựng hình …). Vì vậy, nhiều công ty sẽ không đưa trực tiếp cho đối tác mà thường xuất ra bản vẽ 2D hoặc mô hình 3D dạng phi tham số chỉ gồm những đối tượng hình học như điểm, đường, mặt mà thôi.
Thứ năm, khi giao sản phẩm cho đối tác gia công, bạn không thể nói gia công giống với hình dạng 3D mà phải chỉ ra cụ thể đâu là kích thước kiểm soát, kích thước tham khảo, dung sai bao nhiêu, độ cứng thế nào …
Kinh nghiệm dựng model 3d từ bản vẽ 2d
Làm thế nào để dựng từ 2d lên 3d?
Bước 1: Kiểm tra bản vẽ
Việc này khá quan trọng nhưng nhiều bạn lại bỏ qua hoặc làm sơ sài để nhảy ngay vào việc dựng hình. Đừng gấp, 80% – 90% thời gian bạn sẽ dành cho việc dựng hình nên hãy bỏ ra tầm 5 phút để kiểm tra một số thông tin để tránh tình huống sau này bỗng dưng phát hiện ra mình đã sai lầm.
- Số lượng bản vẽ đã đủ chưa?
- Nhìn vào khung tên để biết bản vẽ này có mấy tờ và bạn đã nhận đủ chưa để chắc rằng bạn có đủ thông tin để dựng hình.
- Nhận biết qui ước hướng chiếu.
Nếu bạn nhận được bản vẽ 2D trên máy tính và muốn tận dụng nó để dựng hình thì hãy đo kích thước thực của những đối tượng trên bản vẽ để xác định đơn vị và tỉ lệ thật chính xác.
Bước 2: Đọc bản vẽ
Hãy dành khoảng 10, 15 phút để nhìn tổng thể các hình biểu diễn, xem có bao nhiêu hình chiếu, hình nào là hình chiếu cơ sở, các mặt cắt thể hiện những kết cấu bên trong ở đâu.
Lưu ý là bước này các bạn đừng quan tâm đến những tiểu tiết như lỗ, cung lượn, góc vát… Tại sao bạn phải cố nhớ quá nhiều chi tiết khi bạn không cần dùng ngay? Điều quan trọng nhất ở bước này là bạn có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình để chuẩn bị cho việc dựng hình sau này.
Bước 3: Dựng hình
Để thực hiện dựng hình hiệu quả, hãy chú ý một số điểm sau:
- Đừng cố gắng ép bản thân mình phải tưởng tượng toàn bộ mô hình 3D rồi mới bắt đầu dựng hình. Hãy dựng từ từ từng bước một.
- Bắt đầu với hình chiếu cơ sở và nên vẽ trước các tiết diện 2D với đầy đủ kích thước và ràng buộc hình học.
- Nếu bắt đầu với bản vẽ 2D trên máy tính, hãy loại bỏ hết những đối tượng thừa như kích thước, ghi chú, khung tên. Nên nhớ, phần mềm 3D chuyên dùng để dựng hình, nó không phải dùng để trình bày bản vẽ nên việc đưa toàn bộ 1 bản vẽ chi tiết đồ sộ vào môi trường làm việc của nó chỉ làm chậm quá trình làm việc mà không mang lại hiệu quả.
Sau khi đã dựng hình xong, nên kiểm tra lại những kích thước tham khảo của bản vẽ 2D hoặc cẩn thận hơn là xuất mô hình 3D ngược trở về bản vẽ 2D để kiểm tra.
Ứng dụng máy tính tặng mọi người bộ bài tập thực hành vẽ Catia nhanh chóng, nhằm giúp mọi người có thể xử lý các hình vẽ 3D, học nhanh hơn mà không phải mất thời gian.
Linkdown: http://www.tranyen.com/download/thuc-hanh-catia-v5-3D.html
Trên đây là các bước hoc catia 3d với việc chuyển từ bản vẽ 2d sang 3d, chúc các bạn thực hiện thành công!