Với biến dạng kéo nén tấm cắt được biến dạng bởi các lực kéo và nén để cho ra phôi hoàn tất. Các phương pháp quan trọng nhất là vuốt sâu, kéo ép (kép áp lực) và nén.
1.Phương pháp vuốt sâu
Tấm cắt được biến dạng bằng vuốt sâu một lần hoặc nhiều lần để thành chi tiết rỗng. Qua đó bề dày của tấm cắt hầu như không thay đổi.
Quá trình vuốt
Tấm cắt được ép giữ chặt bởi đế chặn ở trên khuôn vuốt (Hình 1).
Sau đó chày vuốt tấm qua khỏi cạnh cong của khuôn. Thân vỏ được tạo thành bởi bề mặt hình vành khăn A2 của phôi (Hình 2).
Vì bề mặt A2 có đường kính lớn hơn đường kính đáy của lon, sau khi hoàn tất phần vật liệu “dôi” được chảy vào thân vỏ. Từ đó dẫn đến chiều cao của lon lớn hơn bề ngang của hình vành khăn.
Các yếu tố ảnh hưởng
Lực giữ. Lực giữ cản trở việc tạo thành nếp nhăn ở thân vỏ. Tuy nhiên lực giữ chỉ được phép đủ lớn để đáy của phần dập không bị xé. Khe hở giữa chày và cối. Khe hở thích hợp w lớn hơn một ít so với bề dày s của tấm phôi, như thế vật liệu có thể chảy chính xác. Tuy nhiên nếu khe hở quá lớn sẽ tạo ra nếp nhăn. Độ lớn của khe hở tùy thuộc vào vật liệu và bề dày của tấm phôi (Bảng 1).
Bán kính của cạnh vuốt. Bán kính lớn của vòng vuốt làm giảm lực vuốt và như thế giảm nguy cơ bị xé, nhưng làm tăng hiện tượng tạo thành nếp nhăn vì tấm phôi không được giữ chặt ở giai đoạn vuốt cuối. Tỷ lệ dập. Tỷ lệ vuốt β phản ánh được sự thay đổi hình dạng của tấm cắt bởi phương pháp vuốt sâu. Đó là tỷ lệ giữa đường kính D của tấm cắt và đường kính d1 của chày, tỷ lệ với đường kính của chày d2 ở những lần vuốt tiếp theo là d1/d2 v.v...
Tỷ lệ vuốt cho phép phụ thuộc vào:
• Độ bền của vật liệu
• Bề dày của tấm
• Bán kính của chày và bán kính của cạnh vuốt của cối
• Lực giữ
• Loại dung dịch bôi trơn được sử dụng
Các bậc vuốt. Nếu tỷ lệ giữa chiều cao đến đường kính lớn, thì phần dập được vuốt làm nhiều lần (Hình 2 và bảng 1, trang 97)
Lỗi vuốt. Lỗi có thể xảy ra ở phần vuốt đã xong do các nguyên nhân có thể là từ dụng cụ vuốt, quá trình vuốt hoặc vật liệu vuốt (Bảng 2).
Dung dịch bôi trơn. Dầu và mỡ được sử dụng để
• làm giảm ma sát và mài mòn
• cải thiện bề mặt của phần vuốt
• tận dụng tốt hơn khả năng biến dạng của vật liệu
Chất bôi trơn phải có độ bám tốt ở bề mặt tấm, có nghĩa là lớp màng bôi trơn vẫn tồn tại mặc dù bị sức ép ở bề mặt trong khi vuốt sâu.
2.Vuốt sâu bằng phương pháp thủy cơ
Với vuốt sâu thủy cơ thì hình dạng của tấm sau khi vuốt là hình dáng của chày vuốt. Trong quá trình vuốt, tấm cắt bị ép bởi sức nén của chất lỏng và qua đó bị biến dạng (Hình 1).
Khác với vuốt sâu cơ học, ở đây không có vòng vuốt.
Trình tự sản xuất
Công cụ vuốt gồm chày vuốt, bệ giữ và thùng nước. Tấm phôi cắt được đặt trên đệm kín của thùng nước và kẹp chặt bởi gá giữ. Chày vuốt di chuyển xuống và ép phôi vuốt vào thùng nước, qua đó một sức ép cao được hình thành trong nước. Không Có nung trung gianmβ2 β2
Phương pháp vuốt sâu thủy cơ đặc biệt dùng cho các phần tấm dạng côn và dạng parabôn phức tạp (Hình 1).
Các phương pháp tạo dạng khác cho phôi tấm bằng thủy lực
Trong phương pháp biến dạng thủy lực phôi tấm được ngăn cách với chất lỏng qua một màng. Với vuốt sâu thủy cơ năng động thì tấm bị kéo căng trước theo hướng ngược lại trước khi thực sự được vuốt sâu. Qua đó nó được bền hóa ở trạng thái nguội (biến cứng nguội). Phương pháp này được áp dụng cho việc sản xuất các phần vỏ có diện tích lớn.
3 .Phương pháp kéo suốt
Với phương pháp kéo suốt (thường chỉ được gọi là kéo), người ta kéo các dạng dây, prôfin phẳng hoặc ống đi qua dụng cụ kéo có kích thước hẹp lại (Hình 2).
Qua đó người ta có được sản phẩm có hình dáng chính xác với bề mặt có độ nhám nhỏ, thí dụ như ống thép có độ chính xác cao dùng cho đường ống thủy lực.
4.Phương pháp nghè (vê)
Trong phương pháp vê tấm cắt tròn được biến dạng bởi con lăn ép vào khuôn ép quay (Hình 3).
Qua đó tấm thép dày đến 20 mm có thể được biến dạng, thí dụ như niềng xe hoặc đáy nồi hơi