Thiết kế Catia V5_Bài 6:Hướng dẫn sử dụng các lệnh trên thanh công cụ TRANSFORMATION FEATURES

Posted by vuvy 20/09/2017 0 Comment(s) Catia V5,

1/ Translation:

Công cụ Translate dùng để di chuyển một đối tượng.

Clickick vào Translation  trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Transfomation Freatures > Translation.Chương trình hiện ra một hộp thoại:

Clickick vào Yes để thực hiện tiếp lệnh Translation. Hộp thoại Translate Definition xuất hiện.

 

Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Direction: Chọn hướng di chuyển cho đối tượng. Hướng di chuyển của đối tượng có thể là một đường thẳng hoặc một mặt phẳng. Nếu là đường thẳng thì vật sẽ di chuyển dọc theo phương của đường thẳng. Nếu là mặt phẳng thì vật sẽ di chuyển theo phương vuông góc với mặt phẳng.

- Distance: Khoảng di chuyển.

 

2/ Mirror:

Công cụ Mirror dùng để tạo mới một vật thể từ một vật thể có sẵn bằng cách lấy đối xứng nó qua một mặt phẳng.

Clickick vào Mirror trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Transfomation Freatures > Mirror. Clickick vào mặt phẳng đối xứng. Hộp thoại Mirror Definition xuất hiện.

Nhập các thông số cho hộp thoại:
Mirroring element: Mặt phẳng đối xứng.
Object to mirror: Đối tượng cần lấy đối xứng. Ô này chỉ mang tính chất thông báo vì lệnh Mirror luôn chọn Current Solid làm đối tượng lấy đối xứng.

 

3/ Rectangular Pattern:

Cônh cụ Rectangular Pattern cho phép tạo nhanh nhiều đối tượng một lúc từ một đối tượng có sẵn, hoặc nhiều đặc điểm của đối tượng. Các đối tượng(đặc điểm) mới được sắp xếp theo cột và theo hàng. Clickick vào Rectangular Pattern trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Transfomation Freatures > Rectangular Pattern. Hộp thoại Rectangular Pattern Deíínition xuất hiện.

Nhập các thông số cho hộp thoại: 

a1) First Direction:(Hướng thứ nhất).

- Parameters: Chọn kiểu nhập các thông số:

+ Istance(s) & Spacing: Kiểu nhập thông số là số đối tượng mới và khoảng cách giữa các đối tượng đó.
+ Instance(s) & Length: Số đối tượng mới và chiều dài từ đối tượng ban đầu đến đối tượng cuối cùng.
+ Spacing & Length: Khoảng cách giữa các đối tượng và chiều dài từ đối tượng đầu đến đối tượng cuối. (Số
lượng các đối tượng tạo thành sẽ bằng phần nguyên của phép chia: Length / Spacing).
 
a2) Second Direction: ( Hướng thứ hai). Các thông số nhập hoàn toàn giống hướng thứ nhất.
b) Reference Direction:
- Reference element: Chọn đường thẳng làm hướng tạo vật thể.
- Reverse: Đảo ngược hứơng tạo vật thể.
c) Object to Pattern:( Đối tượng dùng để thực hiện lệnh).
- Đối tượng dùng để thực hiện lệnh có thể là toàn bộ vật thể hoặc là một đặc điểm nào đó của vật thể.
- Keep Speciíícations: Giữ các thông số của đối tượng gốc trên các đối tượng mới.
d) More.(Đặt thên các thông số).
Clickick vào More, hộp thoại Rectangular Pattern Definition có dạng như sau:
 
 
- Row in direction 1: Vị trí của đối tượng trong hướng thứ nhất.
- Row in direction 2: Vị trí của đốit tượng trong hướng thứ hai.
- Rotation angle: Nhập góc quay cho các hướng tạo đối tượng.
 
4/ Circular Partern:
Công cụ này có tác dụng sao chép một đối tượng hoặc một đặc điểm của đối tượng thành nhiều đối tượng hoặc đặc điểm khác nhau và được sắp xếp theo một đường tròn.
Clickick vào Circular Pattern  trên thanh công cụ. Hoặc vào Hoặc vào Insert > Transfomation Freatures > Circular Pattern. Hộp thoại Circular Pattern Definition xuất hiện.
 
 
Nhập các thông số cho hộp thoại :
a) Axial Reference :
- Parameters: Chọn kiểu nhập các thông số:
+ Instances & total angle: Tổng số các đối tượng và góc tổng thể.
+ Instance(s) & angular spacing: Tổng số các đối tượng và góc giữa các đối tượng.
+ Angular spacing & total angle: Góc giữa các đối tượng và góc tổng thể. (Số đối tượng tạo thành sẽ bằng phần nguyên của phép chia: Total angle/ Angular spacing).
+ Complete crown: Góc tổng thể bằng 3600.
b) Reference Direction : Chọn hướng tạo đối tượng.
Nếu hướng tạo đối tượng là một mặt phẳng thì các đối tượng tạo thành sẽ nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng đã chọn.
Nếu hướng tạo đối tượng là một đường thẳng thì đường thẳng đó sẽ là đường tâm của phép quay.
c) Object to Pattern: Chọn đối tượng thực hiện lệnh.
- Đối tượng thực hiện lệnh có thể là cả đối tượng hoặc một đặc điểm của đối tượng.
- Keep Specifications: Giữ các thông số của đối tượng gốc trên các đối tượng mới.
d) Crown Definition :
Đặt các thông số cho các vòng tròn tạo đối tượng.
 
- Parameters: Cách đặt các thông số cho các vòng tròn tạo đối tượng.
+ Circlickes & Spacing: Số lượng các đường tròn và khoảng cách giữa các đường tròn.
+ Circlickes & Crown thickness: Số lượng các đường tròn và tổng khoảng cách giữa các đường tròn.
+ Circlicke spacing & crown thickness: Khoảng cách giữa các đường tròn và tổng khoảng cách giữa các đường tròn.
 
e) More : Đặt thêm các thông số .
 
 
+ Row in angular direction: Vị trí của đối tượng theo phương tạo góc xoay.
+ Row in radian direction: Vị trí của đối tượng theo phương bán kính.
+ Rotation angle: Quay toàn bộ các đối tượng theo hướng tạo góc xoay.
+ Radial alignment of instances: Xoay mỗi đối tượng theo phương bán kính.
 
5/ User Partern:
 
Công cụ User Pattern có chức năng sao chép đối tượng, hoặc đặc điểm của đối tượng thành nhiều đối tượng
hoặc đặc điểm, và đặt chúng tại các điểm của một Sketch do ta lựa chọn.
Clickick vào User Pattem  trên thanh công cụ. Hoặc vào Hoặc vào Insert > Transfomation Freatures > User Pattern. Hộp thoại User Pattern Definition xuất hiện.
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Positions: Chọn một Sketch để xác định vị trí cho các đối tượng được tạo thành. Mỗi điểm có trong Sketch được chọn sẽ có một đối tượng.
- Number: Giá trị trong ô này thông báo số lượng các đối tượng được tạo thành. Ta không thay đổi được giá trị này.
- Object: Chọn đối tượng dùng để thực hiện lệnh. Khi thực hiện lệnh User Pattern, chương trình sẽ tự động chọn đối tượng gốc là Current Solid. Tuy nhiên ta có thê chọn lại đối tượng gốc bằng cách Clickick vào ô Object rồi chọn đối tượng gốc.
- Anchor: Để thay đổi vị trí của toàn bộ Pattern ta có thể chọn một đỉnh hay một điểm làm “neo”. Toàn bộ Pattern sẽ dịch chuyển một đoạn theo véc tơ từ điểm “neo” đến tâm của đối tượng gốc.
- Keep Specifications: Giữ các thông số của đối tượng gốc trên các đối tượng mới.
 
6/ Symmetry:
 
Công cụ Symmetry dùng để lấy đối xứng một vật qua một mặt phẳng đối xứng.
Clickick vào Symmetry trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Transfomation Freatures > Symmetry.
Chương trình xuất hiện hộp thoại:
 
Clickick vào Yes để tiếp tục thực hiện lệnh Symmetry. Hộp thoại Symmetry Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Reference: Chọn mặt phẳng đối xứng.
 
7 / Scaling:
 
Công cụ Scaling cho phép tạo đối tượng mới bằng cách phóng to hoặc thu nhỏ một đối tượng có sẵn.
Clickick vào Scale trên thanh công cụ. Hoặc vào Hoặc vào Insert > Transfomation Freatures > Scaling. Hộp thoại Scaling Definition xuất hiện.
Nhập các thông số cho hộp thoại:
 
- Reference: Chọn đối tượng làm tâm của lệnh Scale. Đối tượng đó có thể là một mặt phẳng hoặc một điểm.

-  Ratio: Tỷ lệ của đối tượng mới so với đối tượng gốc.

 

8/ Constraints:

 

Clickick vào Constraint  trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Constraints > Contraint.
Clickick vào đối tượng cần đặt ràng buộc. Tùy theo loại đối tượng ta lựa chọn, chương trình sẽ tự tạo ràng buộc thích hợp cho các đối tượng.
Ví dụ:
- Nếu đối tượng được chọn là một đường thẳng thì ràng buộc tạo thành là chiều dài của đường thẳng đó.
- Nếu đối tượng được chọn là hai đường thẳng thì ràng buộc tạo thành sẽ là khoảng cách giữa hai đường thẳng hoặc góc giữa hai đường thẳng đó.
- Nếu đối tượng được tạo chọn là hai mặt phẳng thì ràng buộc được tạo thành sẽ là khoảng cách giữa hai mặt phẳng đó nếu chúng song song hoặc là góc giữa hai mặt phẳng nếu chúng không song song với nhau. 
 
Chú ý: Nếu chọn các đối tượng cùng nằm trên một khối vật thể thì giá trị của các ràng buộc không thể thay đổi được (kích thước của ràng buộc sẽ nằm trong ngoặc đơn).
1. Constraints Definition in a dialog box.
2. Chọn các đối tượng cần đặt ràng buộc rồi Clickick vào Constraints Definition in a dialog box trên thanh công cụ. Hộp thoại Constraints Definition in a dialog box xuất hiện.
 
Tuỳ thuộc vào loại đối tượng được chọn ta có các ràng buộc khác tương ứng:
- Distance: Ràng buộc về khoảng cách.
- Length: Ràng buộc về chiều dài.
- Angle: Ràng buộc về góc.
- Fix/Unfix: Đặt cố định các vật.
- Coincidence: Đặt các đối tượng trùng nhau.
- Parallelism: Đặt các đối tượng song song với nhau.
- Perpendicularity: Đặt các đối tượng vuông góc với nhau.
 
9/ Annotations:
 
Để thể hiện một bản vẽ, nhiều khi việc ghi một vài kích thước cho đối tượng là chưa đủ. Công cụ
Annotations cho phép người dùng đặt các ghi chú trực tiếp lên đối tượng giúp người thiết kế thể hiện bản vẽ
một cách rõ ràng hơn.
_ Text with Leader 
Công cụ Text with Leader dùng để đặt ghi chú với một dòng chữ có mũi tên chỉ vào đối tượng cần ghi chú.
Clickick vào Text with Leader  trên thanh công cụ. Clickick vào đối tượng cần đặt ghi chú. Hộp thoại Text Editor xuất hiện.
 
Ghi chú cho đối tượng trong hộp thoại Text Editor.
 
 
_ Flag Note with Leader 
Công cụ Flag Note with Leader cho phép tạo một cờ báo lên đối tượng. Cờ báo này có liên kết với một file dữ liệu bên ngoài. Ta có thể mở file dữ liệu này thông qua cờ báo.
 
Clickick vào Text with Leader  trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Anotation > Text with Leader. Clickick vào đối tượng cần ghi chú. Hộp thoại Manage Hyperlink xuất hiện.
 
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Name: Tên của cờ báo. Tên này có thể nhìn thấy trên bản vẽ.
- URL: Đặt file cần liên kết.
Clickick vào Browse, chương trình xuất hiện hộp thoại Link to file. Trong hộp thoại này ta chọn File dữ liệu cần liên kết. Danh sách các file liên kết xuất hiện trong ô Link to File or URL.
- Goto: Mở một file đã có trong danh sách file liên kết.
Chọn file cần mở rồi Clickick vào Goto.
- Remove: Loại một file ra khỏi danh sách liên kết.
-  Edit: Thay đổi file trong danh sách liên kết bằng một file khác.
 
 
 

 

 


 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

 

 

Leave a Comment