1.Cắt bằng kéo
Hầu hết các chi tiết bằng thép lá được gia công qua cắt kéo (Hình 1). Do vậy ta phân biệt cắt với kéo và cắt với dụng cụ cắt.
2.Cắt với kéo
Cắt bằng tay và bằng máy được sử dụng chủ yếu để sử dụng để cắt các chi tiết bằng thép lá. Đầu tiên hai lưỡi cắt vào thép lá trước khi cắt. Sau đó mặt cắt còn lại được cắt hết (Hình 2).
Cắt tay
Do hạn chế bởi lực dẫn động nên cắt tay chỉ có thể cắt thép lá mỏng. Ngoài ra sự chính xác về hình dạng của các cạnh thấp, do vậy phương pháp này chỉ được sử dụng cho sản xuất lẻ hoặc sửa chữa.suốt dùng để cắt các đường thẳng, kéo cắt lỗ để cắt những dạng cong, tròn.
Cắt máy
Kéo cắt đột dùng để cắt thép lá có hình dạng bất kỳ. Nguyên vật liệu được tách bằng một cái chày chạy với hành trình ngắn và chuyển động lên, xuống nhanh (Hình 3).
Dụng cụ đột cũng được sử dụng cài đặt vào máy điều khiển chương trình số NC cho việc gia công những hình dạng mà dụng cụ tiêu chuẩn ở hộp trữ dụng cụ không thể cắt, dập được. Trong phương pháp này tấm thép lá nằm dưới dụng cụ cắt được điều khiển chạy sao để tạo ra các hình dạng mong muốn. Kéo cắt tấm. Tấm thép lá được cắt thành băng với kéo cắt tấm. Để băng cắt không có ba vớ và có cạnh cắt thẳng góc, hai lưỡi cắt phải được mài chính xác. Trước khi cắt, tấm thép lá được kẹp chặt bởi thanh chặn dưới để không bị nghiêng khi cắt.Lúc cắt, lưỡi dao cắt trên chuyển động thẳng góc hay xiên đối với dao cắt dưới (Hình 4).
Truyền động của thanh bệ dao và thanh chặn dưới bằng thủy lực hay bằng cơ khí, thí dụ như truyền động khuỷu. Với thép lá mỏng, có thể sử dụng máy cắt tấm điều khiển bằng tay.
3.Cắt với dụng cụ cắt
Nhiều chi tiết từ thép lá (tấm tôn) được sản xuất với số lượng lớn bằng dụng cụ cắt. Trong trường hợp này dụng cụ cắt được đưa vào sử dụng trong các máy ép.
Lực cắt F
Lực cắt F cần thiết để cắt tùy thuộc theo diện tích cắt S và sức bền cắt tối đa τaBmax (Hình 1). Diện tích cắt S là tích số giữa chiều dài l của đường cắt và bề dày s của thép lá.
Diện tích cắt S = l . s
Sức bền cắt tối đa τaBmax được tính từ sức bền kéo Rmmax
Sức bền cắt tối đa τaBmax = 0,8. Rmmax
Như thế người ta có được lực cắt F
Lực cắt F = S . τaBmax
Lượng thép lá cần dùng
Bề ngang khoảng cách cắt e giữa các chi tiết và ở bìa băng a là cần thiết (Hình 2).
Để tính diện tích cần dùng của tấm thép lá Ao cho mỗi chi tiết từ một băng thép lá bề ngang B với bước dẫn tiến V, lượng dư còn lại ở cuối băng thép lá được xem là phế liệu, không được lưu ý đến.Lượng thép lá cần dùng Ao= V . B cho mỗi bước dẫn tiến
Khe hở cắt
Khe hở cắt. Giữa chày và cối phải có một độ hở cần thiết (Hình 3).
Độ lớn của khe hở tùy thuộc vào bề dày của thép lá, sức bền cắt của thép lá, tuổi thọ yêu cầu và chất lượng bề mặt cắt. Thông thường khe hở cắt của cắt tinh là 0,5 % và ngoài ra là đến 5% của bề dày thép lá. Độ lớn của khe hở cắt chính xác hay không thể hiện ở bề mặt cắt. Nếu mặt cắt thô, vỡ, nứt, cho thấy nhiều ba via thì khe hở lớn. Độ lớn khe hở phù hợp có thể được lấy ra từ bảng (Bảng 1).