Giá giữ dụng cụ tạo giao diện tiếp nối giữa dụng cụ và máy. Nó ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của chi tiết phay.
Những yêu cầu cho giá giữ dao phay:
• Chạy mặt đầu và chạy tròn chính xác cho dao cắt
• Lặp lại chính xác khi thay dụng cụ
• Cứng vững chống lực dọc và xoắn
• Phù hợp với số vòng quay cao.
1.Chuôi côn dốc (SK) là do góc côn lớn rất dễ gắn dùng lực ít khi tháo ra. Nhược điểm cơ bản là độ bền vững thấp và vị trí dọc trục của dao phay không chắc chắn (Hình 1).
Sự phổ biến rộng rãi của chuôi côn dốc nhờ ở phần lớn các máy phay hạn chế chỉ nhận dụng cụ có chuôi côn dốc mà thôi.
2.Chuôi côn rỗng (HSK) đáp ứng yêu cầu cho một hệ thống kẹp tốt hơn chuôi côn dốc (Hình 2).
Qua hệ thống áp mặt phẳng và côn kẹp người ta đạt được độ chính xác lặp lại cao của vị trí dao cắt khi thay đổi dụng cụ.
3.Trục gá dao phay cán lắp thích hợp cho dao phay với rãnh dài và rãnh ngang (Hình 3).
4.Trục gá dao phay truyền momen qua then (Hình 4).
Độ võng của trục chính truyền động là một vấn đề, do vậy nên sử dụng một bợ trục đỡ đầu chống lại và dụng cụ phay nên kẹp gần bợ trục đỡGiá giữ dụng cụ với mômen truyền động lớn cả khi số vòng quay cao và cân bằng tốt là:
5.Chấu kẹp rùn nóng, qua kẹp rùn nóng chuôi trụ của dụng cụ được kẹp trong lỗ giữ chuôi của mâm cặp
6.Chấu áp lực, mômen được truyền qua lực nẩy bật đàn hồi của lỗ giữ chuôi và qua ma sát.
7.Mâm cặp quay thủy lực, thân trụ của dao phay được kẹp qua sự lan rộng áp lực (một cách) đều đặn của dầu thủy lực trong hệ thống buồng của chuôi giữ dao.
8.Chấu kẹp dao với hệ thống kẹp rút (Hình 5) chuôi (thân) trụ dao phay được kẹp bởi lực ma sát qua siết đai ốc.
9.Phương pháp phay
Phương pháp phay có thể phân biệt qua:
• Hình dạng bề mặt phay, thí dụ: phay phẳng và phay góc cũng như phay định hình (Bảng 1).
• Chuyển động của bước dẫn tiến, thí dụ: phay thuận (Hình 1 trang 161), phay nhúng chìm với bước dẫn tiến dọc trục và phay khoét rỗng lỗ bọng qua phay chìm để nghiêng (Hình 1 và Hình 2).
• Vị trí của mũi cắt dao phay, nơi thực hiện sự cắt tạo phoi chính, thí dụ: phay chu vi và phay mặt đầu (Bảng 1).
Phay phẳng và phay góc có hiệu quả kinh tế nhất với những đầu phay vì có thể đạt được lượng phoi cắt lớn trong một thời gian nhất định nếu lựa chọn đúng mảnh cắt trở bề. Phay định dạng (cũng gọi là phay chép hình, phay định hình hay phay khoét) phay các hình dạng phức tạp, buồng, bọng và bề mặt vòm cong qua gia công khoan phay (Hình 2). Các dụng cụ phay sử dụng ở đây như dao phay trụ cầu, dao phay trụ với mảnh cắt trở mặt tròn và dao phay trụ khoan được (Hình 1), tạo khả năng gia công ở tất cả các chiều bước dẫn tiến. Với bước dẫn tiến dọc trục với chiều sâu cắt hạn chế người ta có thể phay chìm, phay chìm nghiêng, phay khoét lỗ bọng, rỗng và khoan phay vòng tròn, một phương pháp phay chìm dạng hình ren không cần khoan mồi.
10.Phay nghịch và phay thuận
Tùy theo chiều chuyển động của bước dẫn tiến đến chuyển động cắt người ta phân biệt giữa phay nghịch và phay thuận. Ở phay chu vi nghịch chiều, chuyển động quay của dao phay được hướng ngược chiều với bước dẫn tiến của chi tiết (Hình 1).
Trước khi cắt tạo thành phoi hình thành, lưỡi cắt bắt đầu trượt làm mặt sau dao mòn mạnh. Khi lưỡi cắt tạo phoi, dao phay ăn kéo vào chi tiết. Do vậy chi tiết vênh (dễ uốn) có thể bị nhấc lên khỏi bàn kẹp do lực cắt gọt. Phay nghịch chiều chỉ thuận lợi khi các chi tiết cứng và sinh ra mài mòn tác động ở vùng biên. Thí dụ như chi tiết gang và khi bàn truyền động không có độ rơ. Ở phay chu vi thuận chiều, lưỡi cắt xuyên ăn đột ngột vào chi tiết (Hình 1), dao phay và chi tiết đẩy lẫn nhau. Với độ dày phoi giảm, lực cắt giảm, qua đó đạt chất lượng độ bóng bề mặt tốt hơn so với phay nghịch chiều. Người ta có thể hoàn toàn ứng dụng ưu điểm của phay thuận chiều, khi phay luôn có một mũi dao tiếp xúc cắt và bàn dẫn tiến không có độ rơ. Ở phay mặt đầu nhờ vị trí đối xứng của đầu phay với chi tiết làm quân bình tác dụng của chạy thuận chiều và chạy ngược chiều (Hình 2).
Qua hướng lực khác nhau dao phay ở phay nghịch chiều được rút ra khỏi chi tiết và ở phay thuận chiều thì dao phay ấn (đẩy) vào chi tiết (Hình 3).
Lực đẩy tác động mạnh hơn khi chi tiết có thành mỏng và khi vênh thí dụ như dao phay ngón
(Hình 4).
Sự thay đổi dạng đàn hồi ở dao phay ngón và ở thành mỏng của chi tiết trở lại khi dao phay đi ra khỏi vùng tiếp xúc cắt. Hình dạng thay đổi chồng nhau của chi tiết và dao phay phát sinh ở chi tiết sai lệch góc, độ phẳng và độ song song. Trong phay biên dạng (đường biên) lực cắt dẫn đến biến dạng đàn hồi ở dao phay trụ (phay ngón tay) và chi tiết có thành mỏng. Vì vậy có thể phát sinh sai lệch về kích thước và hình dáng.
11.Phay nghịch Phay thuận
vf tốc độ bước dẫn tiến – so với dụng cụchi tiết thuận chiều nghịch chiều Hình 3: Sai lệch góc ở phay nghịch chiều và phay thuận chiều qua sự thay đổi hình dạng đàn hồi của dao phay ngón với phay góc 900 hay phay đường biên Thay đổi hình dạng (trình bày phóng đại) phay nghịch chiều phay thuận chiều Hình 4: Phát sinh sai lệch biên dạng ở phay thuận chiều qua thay đổi hình dạng ở dao phay ngón và chi tiế