Bản vẽ lắp là gì?
Bản vẽ lắp là một tài liệu kỹ thuật, thể hiện kết cấu nguyên lý làm việc của nhóm, bộ phận hoặc sản phẩm thể hiện hình dạng và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết.
Bản vẽ lắp có hai loại: Bản vẽ lắp thiết kế và bản vẽ lắp chế tạo (theo TCVN bản lắp còn nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và khai thác bản vẽ lắp).
Các nội dung chính trong bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp là gì?
Ta thấy bản vẽ lắp bao gồm các nội dung chính sau:
- Về hình thức biểu diễn của sản phẩm lắp: thể hiện bằng các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt… với mục đích chủ yếu là trình bày rõ kết cấu, hình dáng bên ngoài, bên trong của sản phẩm lắp cùng các bề mặt làm việc của chúng.
- Sơ đồ nguyên lý làm việc của các thiết bị.
- Trên bảng kê ghi rõ vị trí, tên gọi, số lượng, mã số chi tiết, ký hiệu, sản phẩm cùng khối lượng… của chúng.
- Khung tên: Trên khung tên ghi ký hiệu chung sản phẩm, nơi sản xuất và các chức danh quản lý bản vẽ…
Trình bày bản vẽ lắp theo một số quy ước
Cách trình bày bản vẽ lắp ra sao?
Nói chung, người ta biểu diễn vật lắp theo các hình chiếu thẳng góc, đôi khi dùng hình chiếu trục đo hoặc hình chiếu phối cảnh với mục đích giới thiệu sản phẩm lắp (trong công nghệ hướng dẫn sửa chữa, sử dụng thương mại…)
Cũng như các hình chiếu thẳng góc cơ bản của chi tiết, bản vẽ lắp đòi hỏi phải có hình biểu diễn chính trên đó thể hiện đầy đủ hình dạng cơ bản bên ngoài của vật lắp, và thường được kết hợp các hình cắt nhằm thể hiện cấu trúc bên trong của thiết bị lắp. Việc chọn hình chiếu chính và số lượng các hình biểu diễn khác tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vật lắp và người thiết kế.
Biểu diễn vật lắp theo qui ước
Vật lắp được biểu diễn theo các hình thu được bằng phép chiếu thẳng góc như trình bày ở trên, cho phép vật lắp được biểu diễn theo một số quy ước sau:
- Cho phép bỏ qua không biểu diễn một số kết cấu như góc lượn, mép vát, rãnh lùi dao, khía nham, khe hở, mối ghép.
- Trường hợp kết cấu lắp có lò xo, cho phép vẽ đơn giản lò xo (bằng cách tô đen mặt cắt dây lò xo, không vẽ đường xoắn, hoặc vẽ đường xoắn bằng đường liền đậm), và quy ước lò xo che khuất các kết cấu phía sau nó.
- Nếu có số chi tiết lắp giống nhau, phân bố theo quy luật nhất định cho phép biểu diễn đầy đủ một cụm chi tiết lắp đặc trưng, còn cụm còn lại được vẽ đơn giản bằng đường trục.
- Cho phép biểu diễn một số chi tiết cụm lắp thấy cần thiết và biểu diễn theo tỷ lệ khác (thường lđn hơn tỷ lệ của bản vẽ) mục đích để thấy rõ quan hệ lắp tại nơi đó, tại vị trí tách riêng phần ghi chú ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II…
- Cho phép ghi rõ các công nghệ thực hiện ngay khi lắp: dập máy, tán mép, gia công khi lắp… được thông báo bằng chữ trực tiếp tại chỗ cần thực hiện.
- Cho phép biểu diễn các chi tiết dự kiến có liên quan tới vật lắp (lắp nối dự kiến) bằng nét liền mảnh
- Để biểu diễn hành trình vật lắp, cho phép biểu diễn bằng hai chấm gạch mảnh, ghi rõ kích thước giới hạn hành trình.
- Chú ý, trên bản vẽ lắp không cho phép ghi gạch mặt cắt qua các chi tiết trục, vòng bi gân, răng của bánh răng; then, vòng đệm, vít, buồng đai ốc, con lăn trên hình cắt dọc của cả vật lắp.
- Nếu các chi tiết lắp có cùng vật liệu được ghép theo phương pháp không tháo được (hàn, đinh tán…), thì trên hình cắt, mặt cắt của vật liệu tại chỗ đó, cho phép gạch nét cắt theo cùng một hướng, và tại chỗ bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết được vẽ giới hạn bằng đường liền đậm.
- Trên bản vẽ lắp cho phép vẽ kết hợp giữa hình chiếu và hình cắt
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản vẽ lắp!
Bên dưới là file hướng dẫn chi tiết quy trình từ tính toán thiết kế, và tạo các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp hoàn chỉnh thông qua các bài tập về hộp giảm tốc.