Dung sai và lắp ghép (P2)

Posted by vuvy 08/04/2021 0 Comment(s)

1.Lắp ghép

Khi hai chi tiết được lắp ghép với nhau thì kích thước phải vừa vặn ở mối ráp. Trong lắp ghép người ta gọi phần bên trong là “lỗ”, phần bên ngoài là “trục”. Lắp ghép được xác định qua sai biệt giữa kích thước của lỗ và kích thước của trục.

1.1.Các loại lắp ghép
Thông qua việc lựa chọn bậc dung sai của lỗ và trục khi lắp ghép ta có độ hở hoặc độ dôi.Trong lắp ghép lỏng luôn luôn có độ hở (“không khí”), lắp ghép chặt luôn luôn có độ dôi. Khi bậc dung sai được chọn có thể xuất hiện lắp ghép lỏng hoặc chặt, ta gọi là lắp ghép trung gianLắp ghép lỏng. Kích thước nhỏ nhất của lỗ luôn luôn lớn hơn, trong trường hợp giới hạn cũng bằng kích thước lớn nhất của trục (Hình 1, 2 4).

 Độ hở lớn nhất PSH là hiệu số giữa kích thước lớn nhất của lỗ GoB và kích thước nhỏ nhất của trục GuW.

Độ hở nhỏ nhất PSM là hiệu số giữa kích thước nhỏ nhất của lỗ GuB và kích thước lớn nhất của trục GoW.

Thí dụ: Độ hở lớn nhất và nhỏ nhất ở lắp ghép trong Hình 2 là bao nhiêu?


Lời giải:
PSH = GoB GuW = 40,02 mm – 39,98 mm = + 0,04 mm
PSM = GuB GoW = 40,00 mm – 39,99 mm = + 0,01 mm
Lắp ghép chặt. Kích thước lớn nhất của lỗ luôn luôn nhỏ hơn,trong trường hợp giới hạn cũng bằng kích thước nhỏ nhất củatrục (Hình 1, 3 4).

Độ dôi lớn nhất PÜH là hiệu số giữa kích thước nhỏ nhất của lỗ GuB và kích thước lớn nhất của trục GoW.

Thí dụ: Độ dôi lớn nhất và nhỏ nhất ở lắp ghép trong Hình 3 là bao nhiêu?


Lời giải:
PÜH = GuB GoW = 39,98 mm – 40,02 mm = – 0,04 mm
PÜH = GoB GuW = 40,00 mm – 40, 01 mm = – 0,01 mm

Lắp ghép trung gian. Trong lắp ghép trung gian, tùy theo kích thước thực của lỗ và trục khi lắp ghép sẽ phát sinh hoặc là độ hở hay độ dôi (Hình 1).

Thí dụ: Hãy xác định kích thước lớn nhất Go và kích thước nhỏ nhất Gu của lỗ và trục tương ứng ở lắp ghép Ø 20 H7/n6 (Hình 2).

Ngoài ra độ hở lớn nhất PSH và độ dôi lớn nhất PÜH là bao nhiêu?

1.2.Hệ thống lắp ghép
Để giữ cho chi phí sản xuất và kiểm tra thấp, kích thước có dung sai thường được gia công theo hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản hoặc hệ thống lắp ghép trục cơ bản.
1.3. Hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản
Trong hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản các kích thước lỗ nhận được sai lệch cơ bản H. Lỗ cơ bản này được phân bổ với các trục có những sai lệch cơ bản khác nhau để đạt được loại lắp ghép như mong muốn (Hình 4 5).

Lắp ghép lỏng: H / a... h
Lắp ghép trung gian: H / j... n hoặc p
Lắp ghép chặt: H / n hoặc p... z
Hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản được sử dụng chủ yếu trong ngành chế tạo máy và chế tạo ô tô. Ở đó có rất nhiều đường kính lỗ khác nhau. Vì sản xuất và kiểm tra lỗ chính xác mất nhiều công sức hơn trục nên người ta giới hạn sai lệch cơ bản a... Z vào sai lệch cơ bản H.

Các thí dụ tiếp theo để tính lắp ghép trong hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản
Hãy tính độ hở lớn nhất và nhỏ nhất cũng như độ dôi lớn nhất và nhỏ nhất cho các lắp ghép lỏng, lắp ghép trung gian và lắp ghép chặt trong hình 5, trang 45.

1.4.Hệ thống lắp ghép trục cơ bản
Trong hệ thống lắp ghép trục cơ bản các kích thước trục nhận được sai lệch cơ bản h. Trục cơ bản này được phân bổ với các lỗ có những sai lệch cơ bản khác nhau để đạt được loại lắp ghép như mong muốn (Hình 1).

Lắp ghép lỏng: h / a.....H
Lắp ghép trung gian: h / J.....N hoặc P
Lắp ghép chặt: h / N hoặc P... Z
Hệ thống lắp ghép trục cơ bản được sử dụng chủ yếu ở những nơi mà trục dài có đường kính không thay đổi. Đây là một phần trong trường hợp các thiết bị nâng, máy dệt và máy nông nghiệp.

Thí dụ: Trong một bộ truyền động, đĩa được ép vào trục. Trục tự quay trong hai ổ trượt và mang theo ở giữa một bánh răng
(
Hình 2).


a) Hãy tìm từ bảng dung sai theo tiêu chuẩn iSo, độ lệch của
bốn bậc dung sai.
b) Mô tả ba loại lắp ghép với các miền dung sai bằng đồ họa.
c) Hãy tính độ hở lớn nhất và nhỏ nhất cũng như độ dôi lớn
nhất và nhỏ nhất rồi ghi kết quả vào sơ đồ.
Lời giải: Mô tả bằng đồ thị trong
Hình 3.


1.5.Hệ thống lắp ghép hỗn hợp
Trong tất cả những nhà máy các bộ phận và các chi tiết tiêu chuẩn của nhà sản xuất khác được sử dụng chung với sản phẩm riêng. Các bộ phận này có các miền dung sai hoàn toàn khác nhau. Điều này khiến cho các hệ thống lắp ghép lỗ và trục cơ bản không thể giữ được triệt để.
Thí dụ: Một nhà máy sản xuất theo hệ thống lỗ cơ bản, sử dụng then với bậc dung sai h6. Lắp ghép trung gian như mong muốn đòi hỏi cho rãnh then bậc dung sai P9. Nhưng nhóm lắp ghép h6 /P9 lại thuộc về hệ thống trục cơ bản.
1.6.Lựa chọn lắp ghép
Mỗi bậc dung sai trục đều có thể kết hợp được với bất kỳ bậc dung sai lỗ nào. Qua đó sẽ phát sinh rất nhiều khả năng với nhiều đường kính danh nghĩa có sẵn, điều mà dụng cụ, thiết bị đo và dưỡng kiểm phải được chuẩn bị sẵn sàng. Sự đa dạng này là không cần thiết và không thể chấp nhận được về mặt kinh tế. Để lựa chọn, người ta chuẩn bị sẵn hai dãy ưu tiên được chuẩn hóa cho các lắp ghép, trong đó dãy 1 được ưu tiên hơn dãy 2. Bảng 1 chỉ để ý lắp ghép theo nhóm 1. Các đề nghị khác về lắp ghép có thể lấy từ sách



 

 

Leave a Comment