3.2. Công cụ tạo mô hình 3D
3.2.1. Lệnh Extrude
Tính năng: Đùn biên dạng 2D (sketch) theo phương vuông góc với mặt phẳng vẽ phác để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình 3.3.
Lưu ý:
- Để thực hiện lệnh này, phải có biên dạng 2D được tạo trước đó.
- Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín.
- Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Extrude như Hình 3.4.
Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output:
- Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid). .
- Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface).
Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng 2D cần đùn.
Bước 4 : Chọn chế độ đùn (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid):
- Join : Cộng các solid.
- Cut : Trừ các solid.
- Intersect : Giao giữa các solid.
- New solid : Tạo solid mới (Lúc này trên chi tiết sẽ có 2 khối solid khác nhau trong môi trường Part).
Giả sử ta có 2 khối: 1 khối hộp chữ nhật và 1 khối trụ, sau khi chọn các chế độ đùn, ta sẽ được các kết quả như Hình 3.5.
Bước 5: Chọn cách thức giới hạn khối đùn trong mục Extents:
* Distance : Đùn với khoảng cách nhất định
- Nhập khoảng cách cần đùn vào ô
- Chọn hướng đùn trên các biểu tượng
+ Direction 1 : Đùn theo hướng 1.
+ Direction 2 : Đùn theo hướng 2 ngược chiều với hướng 1.
+ Symmetric : Đùn theo hai hướng đều nhau.
+ Asymmetric : Đùn theo hai hướng không đều nhau.
* To Next : Chiều dày khối đùn được xác định từ mặt phẳng vẽ phácđến bề mặt gần nhất.
* To : Chiều dày khối đùn được xác định từ mặt phẳng vẽ phác đếnbề mặt được chọn.
* Between : Chiều dày khối đùn được giới hạn bởi hai bề mặt được họn.
*All : Chỉ được thực hiện với chế độ Cut , cắt toàn bộ chiều dài.
Bước 6: Nhập góc phình to hay thu nhỏ của khối đùn vào ô Taper trong menu More như Hình 3.6.
Tùy theo giá trị góc nhập trong ô Taper dương, âm hay bằng 0 mà khối sẽ phình to thu nhỏ hoặc giữ nguyên hình dạng như Hình 3.7.
Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. Sau khi thực hiện xong lệnh Extrude, trên thanh Browser Bar sẽ xuất hiện thưmục Extrusion1 khi tạo khối đặc (solid) hoặc thư mục ExtrusionSrf1 khi tạo mô hìnhmặt (surface) chứa bản vẽ phác Sketch 1 như Hình 3.8.
Lúc này, ta có thể tạo thêm hàng loạt các Extrusion từ Sketch1, khi không cònnhu cầu sử dụng bản vẽ phác Sketch1 nữa, ta cần ẩn Sketch1 đi để dễ nhìn mô hình bằngcách nhấp chuột phải tại đó và chọn Visibility như Hình 3.10.
Bản vẽ phác Sketch1 sau khi trở thành tập con của thư mục Extrusion1 sẽ thuộcquyền sở hữu của thư mục đó. Muốn tiếp tục sử dụng Sketch1 để thực hiện các lệnhkhác, ta nhấp chuột phải tại Sketch1 và chọn Share Sketch, khi đó sẽ xuất hiện thư mụcSketch1 nằm độc lập như Hình 3.9
Lúc này, ta có thể tạo thêm hàng loạt các Extrusion từ Sketch1, khi không cònnhu cầu sử dụng bản vẽ phác Sketch1 nữa, ta cần ẩn Sketch1 đi để dễ nhìn mô hình bằngcách nhấp chuột phải tại đó và chọn Visibility như Hình 3.10.
Bản vẽ phác Sketch1 giúp ta tạo được nhiều mô hình 3D khác nhau từ lệnhExtrude. Tuy nhiên, để có thể hoàn chỉnh được các vật thể thực như mong muốn, ta cần hải tạo thêm nhiều bản vẽ phác thảo Sketch khác nhau.
Để thực hiện điều này, ta chuyển từ môi trường 3D sang 2D Sketch bằng cách
nhấp chọn biểu tượng trên menu Model 3D hoặc nhấn phím tắt S rồi chọn mặt phẳng cần vẽ phác. Ở đây, ta có thể chọn các mặt phẳng chuẩn của hệ thống hoặc chọnmột mặt phẳng bất kỳ trên các mô hình 3D đã tạo như Hình 3.11.
Giả sử ta chọn mặt phẳng trên cùng của khối trụ tròn, khi đó sẽ xuất hiện môi trường vẽ phác 2D quen thuộc như Hình 3.12.
Lúc này, ta sử dụng các lệnh để vẽ biên dạng Sketch2 theo ý muốn. Giả sử ta vẽ hai đường tròn 22 và 16 rồi chọn biểu tượng Finish Sketch , khi đó sẽ xuất hiệnbản vẽ phác thảo Sketch2 nằm trên mặt phẳng trên cùng của khối trụ như Hình 3.13.
Với Sketch2 vừa tạo ra, ta có thể tiếp tục sử dụng lệnh Extrude để tạo thêm khối hình học Extrusion3 chứa bản vẽ phác thảo Sketch2 như Hình 3.14.
Để hiệu chỉnh lệnh Extrude, ta nhấp chuột phải tại các thư mục vừa tạo (Extrusion1, Extrusion2 hoặc Extrusion3) và chọn Edit Feature như Hình 3.15.
Sau khi hoàn thành mô hình 3D trong môi trường Part, để xem các tính chất vật lý của chi tiết vừa tạo như: khối lượng, thể tích, tổng diện tích các bề mặt, trọng tâm … ta nhấpchuột phải tại tên của chi tiết đó (mặc định là Part1) và chọn iPropertive như Hình 3.16, khiđó sẽ xuất hiện hộp thoại Part1 iProperties như Hình 3.17.
Lúc này, ta chọn menu Physical và chọn Update sẽ được kết quả các thông số vật lý của mô hình vừa tạo trên Hình 3.18.