1.Tổng quan
Trong gia công tiện lỗ trong với đường kính tiện nhỏ hay hay tiện lỗ sâu, dao tiện khoét lỗ có thể bị lệch và rung. Lực cắt Fc dẫn đến một độ võng (độ cong), lực thụ động Fp đẩy dao tiện vào hướng tâm (Hình 1).
Nhằm giảm tối thiểu nguy cơ rung động và nguy cơ bị cong, dao tiện chỉ được phép nhô ra ngoài giá dao dài nhất là bốn lần đường kính cán dao (Hình 2).
Dao tiện chống rung động cho phép phần nhô ra ngoài dài ra đến bảy lần đường kính của cán dao. Để có thể đạt được sự ổn định cao nhất, chiều dài kẹp phải tương ứng tối thiểu ba lần đường kính của cán dao.
Chọn dụng cụ cho gia công lỗ trong
• Để giữ lực thụ động nhỏ, chọn góc nghiêng (góc điều chỉnh) càng lớn càng tốt (900).
• Sử dụng mảnh cắt trở mặt với góc mặt trước (góc tạo phoi) dương để tiện tinh.
• Khi gia công với chiều sâu cắt nhỏ thì sử dụng bán kính mũi góc dao nhỏ
• Sử dụng tiết diện (đường kính) cán dao càng lớn càng tốt.
2.Tiện chích (cắt) rãnh và tiện cắt đứt
Tiện chích rãnh để tạo rãnh, tiện cắt đứt để tách chi tiết rời ra khỏi thanh vật liệu (Hình 3).
Dạng hình học của bậc dẫn phoi (bậc phoi trượt) tạo dạng phoi nhỏ hơn bề rộng của rãnh, qua đó giảm thiểu nguy cơ phoi bị dồn ứ đọng trong rãnh và làm hư hại bề mặt chi tiết. Dao tiện chích rãnh chép hình phù hợp cho việc chích rãnh và tiện dọc trục (Hình 4).
Thời gian gia công sẽ rút ngắn vì việc cần thiết phải thay dụng cụ giảm ít đi. Để tránh rung, tốc độ cắt ở tiện chích rãnh nên thấp hơn so với tiện dọc trục.
3.Ở tiện cắt đứt với tốc độ cắt không đổi.
Số vòng quay tăng đến giới hạn khi đường kính cắt nhỏ dần. Để lực ly tâm không dẫn đến việc chi tiết sớm bị vỡ đi, quá trình tiện cắt đứt phải dừng lại ở số vòng quay nhỏ và bước dẫn tiến dưới 0,1 mm. Sử dụng mảnh dao cắt đứt (chích) với góc nghiêng đến 250 có thể giữ lại ở chi tiết một ba via hình nón rất nhỏ sau khi cắt (Hình 5).
Ở góc nghiêng quá lớn và lực cắt lớn thì bề mặt phẳng lõm vào hay lồi ra khi dao tiện bị xô đẩy (chích vào).