1.Việc kẹp dụng cụ tiện
Dụng cụ tiện phải được kẹp ngắn và chặt để tránh rung. Mép cắt phải chỉnh ở ngay tâm. Đặt lệch tâm là nguyên nhân làm thay đổi hiệu quả góc ở dao tiện (Hình 1).
Chỉnh dao trên tâm làm hẹp góc thoát, dụng cụ đẩy vào. Chỉnh dao dưới tâm lúc chích rãnh sẽ có rìa. Để giảm thời gian lắp đặt, dụng cụ thường được gắn vào đài dao ở ngoài máy và qua gá được chỉnh đúng vị trí chiều cao tâm và chiều dài cán dao nhô ra.
2.Kẹp chi tiết
Chi tiết phải được kẹp an toàn, đơn giản với lỗi đảo mặt đầu càng nhỏ càng tốt và ít biến dạng. Với mâm cặp chi tiết có thể kẹp trong hay kẹp ngoài lỗ. Mâm cặp ba chấu kẹp được chi tiết tròn hay chi tiết có ba hoặc sáu cạnh đều (Hình 2).
Ở mâm cặp điều khiển bằng tay các chấu kẹp được di chuyển bởi một đĩa phẳng có đường xoắn ốc hoặc một thanh nêm (Hình 3).
Các chấu kẹp không được nhô quá dài ra ngoài mâm cặp vì nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lực kẹp quá thấp và nguy cơ tai nạn tăng lên. Chấu kẹp nhô ra làm nguy cơ tai nạn tăng
cao. Ở mâm cặp bằng lực, lực kẹp được tạo ra bằng khí nén hay bằng thủy lực. Với số vòng quay cao lực kẹp của chấu kẹp sẽ giảm đi vì lực ly tâm. Do đó mâm cặp cho vòng quay cao có một bộ phận cân bằng lực ly tâm (Hình 4).
Lực ly tâm của trọng lượng cân bằng tác động ngược lại với lực ly tâm của chấu kẹp và giữ cho lực kẹp gần như không đổi trong phạm vi giới hạn của số vòng quay cho phép. Lực mâm cặp. Lực kẹp lớn quá dẫn đến hư hại bề mặt chi tiết qua các chấu kẹp và có thể tạo ra sai lệch hình dạng ở chi tiết (Hình 5).
Chi tiết có thành mỏng sẽ biến dạng đàn hồi khi siết kẹp quá mạnh. Thí dụ như lúc tiện lỗ khi tháo chi tiết ra không còn tròn vì biến dạng dẻo đàn
hồi trở lại. Lực kẹp phải thích ứng với độ lớn của lực cắt cũng như hình dạng và độ ổn định của
chi tiết.
3.Ống kẹp đàn hồi (Kẹp rút)
Lực kẹp ở ống kẹp đàn hồi được tải ra (truyền đến) gần như toàn bộ chu vi của chi tiết, điều này thuận lợi cho việc chạy đúng và bề mặt của chi tiết tiện. Rất phù hợp với số vòng quay cao. Ống kẹp đàn hồi kéo được điều khiển bởi một ống kéo rút (Hình 1).
Khi kẹp chi tiết, ống kẹp đàn hồi có rãnh được kéo vào ống lót côn. Qua chuyển động thẳng của ống kẹp đàn hồi, chi tiết cũng được kéo theo vào một ít. Điều này phải chú ý lúc tiện kích thước dài. Ở ống kẹp đàn hồi nén, việc kẹp được điều khiển qua ống lót nén, ống lót nén này được kéo dọc trục qua ống nén (Hình 2).
Ống kẹp đàn hồi nén không thay đổi vị trí dọc trục của chi tiết trong lúc kẹp, tuy nhiên vì ống lót nén bổ sung nên nó chiếm nhiều chỗ hơn so với ống kẹp đàn hồi.
4.Đầu kẹp
Đầu kẹp là những mảnh kẹp rời được kết nối với nhau qua các đệm cao su đàn hồi (Hình 3).
Khi kẹp những mảnh kẹp nằm trên toàn bộ chiều dài của thân mâm cặp. Do đó lực kẹp trải đều trên toàn bộ chiều dài của mảnh kẹp. Tác động đàn hồi của cao su ép tách các mảnh kẹp ra khi nới lỏng. Nó có thể được chuyển tiếp qua phạm vi kích thước lớn hơn. Để thay đổi đầu kẹp, các mảnh kẹp bị ép vào qua một gá thay, gá này tác động đến các chốt trong các lỗ khoan ở mặt đầu (mặt mút). Qua đó đầu kẹp có thể được nới lỏng bởi thanh kéo ở đằng trước và thay thế bằng đầu kẹp khác.
5.Khả năng kẹp khác
Nếu phải tiện hết toàn bộ chiều dài, chi tiết tiện được kẹp ở giữa hai đầu chống tâm. Sự truyền kéo chi tiết theo phần lớn được thực hiện qua một vấu ở mặt đầu có các vấu răng tôi cứng ép đẩy vào mặt phẳng chi tiết (Hình 4).
Chi tiết với lỗ cũng có thể được kẹp trên trục gá tiện hoặc trục gá kẹp. Trục gá tiện có độ côn giảm nhẹ (C = 1: 2000) ép vào lỗ. Trục gá kẹp thì ngược lại qua một côn nón bung ra.