Thiết kế Catia V5_Bài 12:Phân tích một lắp ráp trong trong catia

Posted by vuvy 21/09/2017 0 Comment(s) Catia V5,

PHÂN TÍCH MỘT LẮP RÁP

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các công cụ để phân tích một bản Assembly.

1/ Tính toán xung đột ( Computing Clash ):

Một bản Assembly có thể gồm rất nhiều các Component khác nhau, giữa các Component có thể có
các xung đột lẫn nhau (xung đột ở đây có thể hiểu là hiện tượng các vật thể chèn lên nhau, có một phần
thể tích giao nhau, hay khoảng cách giữa các Component không được đảm bảo). Rất khó để cho chúng ta
tìm ra sự xung đột giữa các Component đó.Công cụ Compute Clash dùng để phân tích sự xung đột gữa
các Component trên toàn bộ bản vẽ.
Trên menu chọn Analyze ->  Compute Clash. Hộp thoại Clash Detection xuất hiện.

Sử dụng hộp thoại Clash Detection:
a. Hộp thoại Cash Detection cho phép ta chọn hai đối tượng để phân tích xung đột với nhau (Phải sử
dụng phím Ctrl để chọn hai đối tượng ở trên Specification Tree). Tên của hai đối tượng được
chọn xuất hiện trong hộp thoại.
b. Chọn kiểu phân tích là Clash: Tìm sự giao nhau giữa các đối tượng.
- Click vào Apply để xem kết quả.
- Result: Xem kết quả.
+ No Interference: Không có sự xung đột giữa các Component.
+ Clash: Có sự xung đột, vùng đối tượng xung đột sẽ có màu đỏ trên màn hình đồ họa.
+ Contact: Các đối tượng tiếp xúc với nhau, hai đối tượng có màu vàng trên màn hình đồ họa.
c. Chọn kiểu phân tích là Clearance. Phân tích khoảng cách giữa các đối tượng, khoảng cách này
nhập vào ô bên cạnh.
-  Click vào Apply để xem kết quả phân tích.
-  Result: Xem kết quả.

+ No Interference: Không có sự xung đột, khoảng cách giữa hai Component lớn hơn khoảng cách
nhập trong hộp thoại.
+ Clearance violation: Có sự xung đột, khoảng cách giữa hai đối tượng nhỏ hơn khoảng cách nhập
trong hộp thoại.Các đối tượng chuyển thành màu xanh trên màn hình đồ họa.
+ Contact: Khoảng cách giữa hai đối tượng bằng khoảng cách nhập trong hộp thoại. Các đối tượng
chuyển thành màu vàng trên màn hình đồ họa.

2/ Nhận biết các ràng buộc ( Analyzing Contraints ):

Như chúng ta đã biết, các Component trong bản Assembly được liên kết với nhau bởi các Constraint.
Với một bản Assembly có nhiều Component thì số lượng các Constraint trong bản vẽ là rất lớn. Công cụ
Analyzing Constraints cho phép chúng ta phân tích các Constraint có trong bản vẽ, quản lý các
Constraint một cách tổng thể.
Trên menu chọn:Analyze > Constraints. Hộp thoại Constraint Analysis xuất hiện.

Sử dụng hộp thoại:
a. Constraints.
- Active Component: Thông báo Component đang hoạt động trong bản vẽ. Chỉ có các Component đang
hoạt động mới được phân tích.
- Components: Số lượng các Component trong Component đang hoạt động.
- Not Constrained: Hiển thị số lượng các Component con của Component hiện hành không được đặt
Constraint.
- Status: Trạng thái của các Constraint trong Component hiện hành.
+ Verified: Số lượng các Constraint tồn tại trong bản vẽ.
+ Impossible: Số lượng các Constraint không thể thực hiện được.
+ Not Update: Số lượng các Constraint chưa được Update.
+ Brocken: Số lượng các Constraint đã bị phá mất liên kết.
+ Deactive: Số lượng các Constraint ở trạng thái không được kích hoạt.
+ Measure mode: Số lượng các Constraint ở dạng Measure (chỉ dùng để do, không dùng để làm ràng
buộc).
+ Fix together: Số lượng các Constraint Fix together.

+ Total: Tổng số các Constraint có trong Component hiện hành.
b. Brocken: Thông báo tên Constraint ở trạng thái Brocken có trong bản vẽ. Trong ví dụ này ta có hai
Constraint: Coincidence.12(1) và Coincidence.12(2). Khi Click vào các Constraint này thì biểu tượng của
nó ở trên Specification Tree sáng lên. Có thể Double-Click vào Constraint để xem lại định nghĩa của
chúng.

d. Deactivate: Thông báo tên của các Constraint ở trạng thái không được kích hoạt.
e. Degree of Freedom: Thông báo bậc tự do của Component mà tất cả các Constraint của nó đều hợp
lệ. Có thể Double Click vào Component có tên trong danh sách để xem các bậc tự do của nó.
f. Click OK để đóng hộp thoại.

3/ Phân tích mối quan hê phụ thuộc giữa các đối tượng:

Công cụ Analyzing Dependences dùng để phân tích mối quan hệ phụ thuộc giữa các đối tượng.
Click vào CRIC_BRANCH_3.1, trên menu chọn Analyze > Dependencies. Hộp thoại Assembly Dependencies Tree xuất hiện.
Click chuột phải vào Product1 chọn Expend node, các Constraint có trong CRIC_BRANCH_3.1 xuất hiện:

Click chuột phải vào CRIC_BRANCH_3.1 một lần nữa, chọn Expand all. Dependencies Tree có dạng như sau.

4/ Phân tích bậc tự do của đối tượng ( Analyzing Degrees Of Freedom ):

Công cụ Analyzing Degrees of Freedom dùng để phân tích các bậc tự do của một Component có
trong bản vẽ không phân tích toàn bộ bản vẽ. Để phân tích được bậc tự do của một Component thì tất
cả các Constraint của nó phải hợp lệ ,Component đó phải được Update trước khi thực hiện việc phân
tích và Component phải ở trạng thái hoạt động (Active).
Sau khi Update toàn bộ bản vẽ, Double Click vào CRIC_SCREW trên Specification Tree để kích
hoạt nó. Trên menu chọn Analyze > Degree(s) of Freedom. Hộp thoại Degrees of Freedom Analysis
xuất hiện.

Trong hộp thoại ta có thể thấy các bậc tự do của CRIC_SCREW và trên màn hình cũng xuất hiện các
mũi tên chỉ các bậc tự do của nó.

5/ Cập nhật phân tích ( Analyzing updates ):

Mỗi khi di chuyển các Component hoặc thay đổi các Constraint có thể ảnh gây ra các ảnh
hưởng tới toàn bộ bản vẽ. Công cụ Analyzing Updates cho phép chúng ta xác định thành phần nào
của bản vẽ cần Update, cũng như update các phần cần thiết mà không cần Update toàn bộ bản
Assembly.
Trên Specification Tree chọn đối tượng phân tích là Analysis.
Trên menu chọn Analyze >  Update.
Hộp thoại Update Analysis xuất hiện.

Sử dụng hộp thoại:
a. Components to be Analyzed: Chọn Component cần phân tích.
b. Tab Analyse.
-  Component’s Constraints to be updated: Thông báo các Constraint chưa được Update.
-  Child Componets to be updated: Thông báo các Component con của
Component vừa chọn (đối tượng vừa chọn là Analysis trên Specification Tree) chưa được Update về
hình dạng, kích thước và Constraint.
-  Representations to be updated: Thông báo các đối tượng con chưa được Update vể hình dạng,
kích thước.
c. Tab Update.
Cho phép Update các đối tượng. Để Update một đối tượng trong tab Update, ta Click vào đối tượng
cần Update rồi Click vào Update  .
d. Click OK để đóng hộp thoại.

6/ Tạo một mặt phẳng cắt ( Creating Section Planes ):

Click vào Sectioning, cửa sổ Preview và ht Sectioning xuất hiện. Một mặt phẳng cắt cũng được tạo ra.
* Cửa sổ Preview: Dùng để kiểm tra các mặt cắt của đối tượng. Trong cửa sổ Preview ta có thể thực hiện
các thao tác như trong màn hình đồ hoạ: Zoon, pan, rotate vv…

* Mặt phẳng cắt: Có thể dùng con trỏ để di chuyển, thay đổi kích thước mặt phẳng cẳt bằng cách đưa
con trỏ đến gần các mặt phẳng cắt, cl và kéo khi các mũi tên xuất hiện
* Hộp thoạt Sectioning dùng để chọn các kiểu mặt cắt và nhập các thông số cho mặt phẳng cắt.

Sử dụng hộp thoại Sectioning Definition:
a. Name: Đặt tên cho Sectioning, tên này sẽ xuất hiện trên sp và là tên của file dữ liệu khi ta xuất ra.
b. Selection: Chọn các đối tượng cần cắt.
c. Chọn các kiểu cắt:
- Selection plane: Dùng một mặt phẳng cắt để cắt đối tượng.
- Selection Slice: Dùng hai mặt phẳng cắt để cắt đối tượng.
- Selection box: Dùng một hình hộp để cắt đối tượng.
- Volume cut  : Cắt trực tiếp đối tượng ở trên bản vẽ. Để trở lại trạng thái ban đầu, ta cl một lần
nữa lên Volume cut.
- Result window: Xem kết quả ở một cửa sổ lớn. Khi đặt ở chế độ này ta có thể chọn các kiểu quan
sát mặt phẳng cắt:
+ Section fill, grid, edit grid.
+ Clash detection: Quan sát chi tiết các vị trí xung đột.
+ Click chuột phải lên màn hình để khoá hoặc thay đổi vị trí mặt phẳng cắt.

+ Click vào Result window một lần nữa để thoát  .
d. Export as: Xuất kết quả ra một file dữ liệu.
e. Update:
-  Automatic update: Kết quả trên cửa sổ Preview liên tục thay đổi khi thay đổi vị trí mặt phẳng cắt.
-  Section Freeze: Kết quả trên cửa sổ Preview không đổi khi vị trí của mặt phẳng cắt thay đổi.

f. Edit posittion and Dimention  .
Sử dụng hộp thoại Edit position and Dimensions để thay đổi vị trí và kích thước của mặt phẳng cắt.

g. Geometrical Target   .
Quan sát mặt cắt bằng cách đặt mặt phẳng cắt tại vị trí mong muốn.
h. Invert Normal  .
Đảo ngược chiều của mặt phẳng cắt.(Lựa chọn này rất hữu dụng khi cắt bằng hai mặt phẳng cắt).
i. Reset Position   .
Đặt mặt phẳng cắt tại vị trí ban đầu.
Nomal constraint: Đặt các mặt phẳng cắt vuông góc với phương X, Y, Z.

 

 

 

 

 

Leave a Comment