Lực và năng suất trong phương pháp tiện

Posted by vuvy 14/04/2021 0 Comment(s)

1.Tổng quan 

Lực cắt Fc (lực tiếp tuyến) tác động tiếp tuyến với chu vi của chi tiết (Hình 1).

Nó cùng với lực bước dẫn tiến (lực hướng trục) Ff tạo thành lực chủ động (lực ma sát) Fa. Lực thụ động (lực hướng kính) Ftrong tình trạng không ổn định đẩy chi tiết hay dụng cụ tiện. Lực ma sát và lực hướng kính kết hợp thành độ lớn và chiều của lực cắt F (Hình 2).

Độ lớn của tiết diện cắt A là tích số của chiều sâu cắt avà bước dẫn tiến f (bước dao chạy). Tiết diện lớp cắt A = ap. f = b . Góc nghiêng c quyết định dạng của tiết diện cắt (Hình 3).

Ở một góc nghiêng c = 900 bề dày lớp cắt h bằng bước dẫn tiến f. Góc nghiêng c nhỏ hơn thì bề dày lớp cắt h nhỏ hơn, ngược lại bề rộng cắt b lại lớn hơn. Bề dày cắt h = f . sin Lực cắt riêng kc là lực cần thiết để cắt một lớp vật liệu với tiết diện lớp cắt A = 1 mm2. Lực này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cắt gọt của vật liệu và bề dày lớp cắt h và có thể tra từ bảng (Bảng 1).

Lực cắt Fc là tích số của lực cắt riêng và tiết diện cắt. Với lực cắt Fc, tốc độ cắt vcvà hiệu suất η của máy tiện ta sẽ được tính công suất truyền động yêu cầu của máy tiện.


 

Leave a Comment