1.Hạt mài
Dụng cụ mài quay gồm hạt mài, chất kết dính và các khoảng trống (lỗ bọng xốp) (Hình 2).
Tùy theo vị trí và hình dạng khác nhau của hạt mài, phần lớn góc thoát phụ (góc tạo phoi) âm và bề dày phoi cắt mỗi hạt không xác định được. Mài là sự lấy phoi với hình học cắt không xác định.
Vật liệu mài (Bảng 1)
Phần lớn các đĩa mài chứa hạt mài bằng bột mài (coridon) (trắng, hồng) hay silicium cacbit (xanh,đen). Độ dẻo dai của hạt giảm với độ cứng tăng của hạt mài. Hạt mài cứng giòn lúc chịu tải nhỏ (mài tinh) có khả năng tự làm sắc qua hạt văng tách ra. Một độ dai đầy đủ ở hạt chịu tải lớn (mài thô) ngăn chặn sự vỡ hạt sớm. Hạt mài nên có độ cứng cao cũng như độ dai đủ và sức bền nhiệt.
2.Mài mòn ở hạt mài (Hình 1)
Lực cắt cao làm tăng trội việc đập vụn và sự phá vỡ của hạt khỏi sự kết dính. Ở lực cắt nhỏ khi mòn ma sát nơi cạnh cắt tăng dần mới làm tải ở hạt cao đến nỗi làm các hạt nhỏ bị tách ra. Qua việc tách ra và sự phá vỡ của hạt tạo thành cạnh cắt mới. Do vậy mà đámài tự mài sắc
3.Các loại hạt (Hình 2)
Hạt nhọn phù hợp với vật liệu tạo phoi dài. Hạt dạng khối chống mài mòn ở vật liệu giòn. Hạt tinh thể đơn (một hạt tinh thể) có
độ bền hạt cao, nó phù hợp để mài thủy tinh và gốm. Hạt đa tinh thể lúc mài kết thành nhiều hạt cắt nhỏ từ hạt qua sự tách vi tế (mikro) trước khi vỡ hoàn toàn. Các hạt do đó được dùng tốt hơn khi mài kim loại cứng.
4.Cỡ hạt (Bảng 1)
Số cỡ hạt tương ứng với số lỗ của rây trên chiều dài 1 inch, hạt nào đúng cỡ lọt qua thẳng xuống rây, trong khi một số hạt khác kẹt lại ở rây hẹp kế tiếp. Cỡ hạt thật mịn được tách ra bằng phương pháp lắng bùn. Cỡ hạt kim cương và hạt borit được xác định theo rây cỡ sàng bằng µm. Cỡ hạt với ký hiệu D 150 (Hạt kim cương) cũng như B 150 (Hạt CBN) có độ lớn hạt trong khoảng từ 125µm
và 150µm. Độ nhấp nhô yêu cầu càng nhỏ hơn và tiết diện mài sắc cạnh hơn thì cỡ hạt phải mịn hơn.
5.Sự kết dính của hạt mài (Bảng 2)
Sự kết dính có mục đích là giữ cho từng hạt chặt cứng với nhau đến khi nào cùn. Đĩa mài kết dính bằng gốm có những buồng bọng và có thể dễ sửa liếc đá. Kết dính bằng nhựa tổng hợp giữ các hạt chặt hơn, do đó gây ra lực mài cao hơn. Tuy nhiên những hạt nhọn nằm tự do giúp mài mát hơn (ít nhiệt hơn)
6.Độ cứng của bánh mài (Bảng 1)
Người ta hiểu độ cứng của đĩa mài không phải là độ cứng của hạt mài mà là khả năng đối kháng của sự kết dính chống lại sự phá vỡ hạt mài. Trong phương pháp mài vật liệu cứng với mài mòn vì ma sát mạnh nhưng lực chịu tải của hạt nhỏ, ta chỉ có thể xác định chắc chắn “hiệu ứng tự tác động mài sắc” qua đĩa mài mềm. Mài vật liệu mềm đòi hỏi ở phoi dày môt lực giữ hạt lớn hơn, do đó đĩa mài cứng hơn.Đĩa mài quá mềm luôn luôn không hiệu quả kinh tế vì độ mài mòncao. Những hạt vỡ ra, trước khi bề mặt mài mòn hình thành. Đĩa mài bị mất hình dạng (prôfin) của nó, “vỡ toàn bộ”. Đĩa quá cứng thì ngược lại, nó giữ chặt hạt rất lâu, trơn (chai) và bóng, đồng thời làm tăng áp lực mài và nhiệt độ ở vùng tiếp xúc. Độ cứng tác động của một đĩa mài trong quá trình gia công không chỉ tùy thuộc vào độ cứng mà còn ở cỡ hạt, khoảng trống (lỗ bọng xốp) và bề dày phoi (Hình 1).Ta chọn đĩa mài mềm cho vật liệu cứng và đĩa mài cứng cho vậtliệu mềm.Ở hạt mịn và phoi mỏng nên dùng đĩa mài mềm vì độ cứng tác động lớn hơn bởi qua đó các hạt này dễ vỡ hơn
7.Tinh thể (cấu trúc)
Ta gọi tinh thể là quan hệ giữa hạt mài, chất kết dính và khoảng trống trong bánh mài (Hình 2).
Các lỗ bọng cấu thành buồng chứa phoi và thúc đẩy sự làm mát khi mài. Các khoảng trống quá nhỏ sẽ làm tăng áp lực và nhiệt lúc mài. Mã số của tinh thể càng lớn thì đĩa mài sẽ xốp hơn. Các tinh thể phải thoáng hơn khi phoi trong vùng tiếp xúc phải được tiếp nhận vào trong các khoảng trống nhiều hơn. Ký hiệu của hạt mài được trình bày theo thứ tự của sơ đồ dưới đây. Con số chỉ hình dạng có thể được thêm vào chữ hoa chỉ dạng (ngoài) biên (Bảng 2).