1.Tổng quan
Phương pháp phay được sử dụng để gia công bề mặt phẳng và đường biên (đường rìa) (Hình 1).
Ở mỗi vòng quay của dao phay lưỡi cắt lần lượt tiếp xúc (chạm) rồi thoát ra từ chi tiết và được làm nguội. Việc cắt không liên tục làm dao động lực cắt và nhiệt độ của lưỡi cắt.
2.Thông số cắt gọt (Biến gia công)
Tốc độ cắt vc được chọn tùy theo vật liệu cắt và vật liệu phay. Cần lưu ý sự khuyến nghị về các giá trị chuẩn của nhà sản xuất dụng cụ cho phay phá và phay tinh (Bảng 1).
Bước dẫn tiến f cho mỗi vòng quay của dao phay và bước dẫn tiến cho mỗi răng fz của từng lưỡi phay xác định chất lượng độ bóng bề mặt đạt được và sự chịu tải của lưỡi cắt.
Tốc độ cắt vc nên chọn lớn như có thể để đạt hiệu quả kinh tế. Việc gia tăng bước dẫn tiến mỗi răng làm tăng bề dày cắt, lực cắt và độ mài mòn của dụng cụ.
Tốc độ bước dẫn tiến vf bằng mm/phút nhận được từ bước tiến mỗi răng fz, số răng của dao phay z và số vòng quay n. Tốc độ bước dẫn tiến vf = f . nvf= fz. z . n
Tương ứng với sự chọn lựa bước dẫn tiến mỗi răng fz và tốc độ cắt vc người ta điều chỉnh ở máy phay tốc độ bước tiến và số vòng quay.
Bề dày cắt h ở phay mặt đầu là độ lớn cố định, trong khi những phoi hình dấu phẩy ở phay chu vi rất khó xác định (Hình 2).
Do đó bề dày cắt trung bình hm thích hợp hơn để đánh giá tải của lưỡi cắt. Bề dày cắt hm nào phát sinh ở phay chu vi còn tùy thuộc theo chiều sâu cắt ae, đường kính lưỡi phay d và bước tiến mỗi răng fz (Bảng 2).
Trong phương pháp phay chu vi, thí dụ với phay đĩa, người ta đạt được ở chiều sâu cắt nhỏ một bề dày cắt đầy đủ khi bước dẫn tiến mỗi răng được tăng lên (Bảng 2).
Bề rộng cắt ae còn gọi là bề rộng phay hoặc bề rộng tiếp xúc cắt cho biết dao phay ăn vào chi tiết với bề rộng bao nhiêu (Hình 1 và Hình 3).
Chiều sâu cắt xuyên tâm ae biểu thị chiều sâu tiếp xúc cắt xuyên tâm (bề rộng phay) của dụng cụ ở dao phay trụ (dao phay ngón) và dao phay đĩa (Hình 2).
Chiều sâu cắt dọc trục ap xác định độ sâu điều chỉnh dọc trục của dụng cụ ở dao phay trụ và dao phay phẳng và do đó cũng xác định khối lượng phoi cắt chủ yếu trong một thời gian nhất định. Khối lượng phoi cắt trong một thời gian nhất định Q (cm3/phút) cho thấy khối lượng phoi loại bỏ ở chi tiết mỗi phút và là một thước đo hiệu quả kinh tế của phương pháp sản xuất. Khối lượng phoi cắt ở một thời gian nhất định Q = ap. a e. vf Góc tiếp xúc khi cắt (góc áp lực) φs là góc giữa lưỡi phay đi vào và dao phay thoát ra (Hình 4).
Nó xác định nhiều mũi cắt tiếp xúc cắt cùng một lúc là như thế nào. Góc tiếp xúc cắt ở φs ae phay mặt đầu đối xứng sin = 2 dφ s . Z Số lần của lưỡi dao Ze tiếp xúc 3600 Càng nhiều lưỡi dao tiếp xúc cắt cùng một lúc dẫn đến việc cắt càng êm hơn.