Thiết kế Catia V5_Bài 4:Hướng dẫn sử dụng thanh công cụ DRESS-UP FEATURES

Posted by vuvy 19/09/2017 0 Comment(s) Catia V5,

Thanh công cụ dress-up features bao gồm những công cụ chỉnh sửa và tạo mô hình như fillet,chamfer,draft....

1/ Edge Fillet ( Bo tròn 1 bề mặt ):

Clickick vào Edge Fillet  trên thanh công cụ, Hoặc Clickick vào Insert > Dress-Up Features > Edge Fillet. Hộp thoại Edge Fillet Defìnition xuất hiện.

Nhập các thông số cho hộp thoại:

- Radius: Bán kính cho góc lượn.
- Object to fillet: Chọn đối tượng cần Fillet. Đối tượng cần fillet có thể là một cạnh, một mặt, hoặc nhiều cạnh, nhiều mặt khác nhau.
- Propagation: Chọn kiểu truyền fillet cho các cạnh nối tiếp nhau:
+Tangency: các cạnh liền kề nhau và tiếp tuyến với nhau sẽ được chọn tất nếu ta chọn một trong số các cạnh
đó.
+Minimal: Trong một số trường hợp, chỉ một số trong các cạnh tiếp tuyến với nhau sẽ được chọn.
More: Nhập thêm các thông số cho hộp thoại:
Clickick vào More, hộp thoại Edge Fillet Deíìnition sẽ có dạng như dưới đây:
- Edge to keep: Trong một vài trường hợp, bán kính của một cạnh Fillet quá lớn, ảnh hưởng tới cả các cạnh khác. Trong trường hợp này ta có thể xác định cạnh cần giữ lại. Fillet sẽ dừng lại ở cạnh đó.
 
- Limiting element: Chọn đối tượng làm giới hạn cho lệnh Tillet, đối tượng này phải là một mặt phẳng
- Trim Ribbons: Sử dụng khi có sự chèn lên nhau giữa hai cạnh fillet kề nhau.
 
2/ Variable Radius Fillet ( Bo tròn 1 bề mặt với những giá trị bán kính khác nhau ):
 
Variable Fillet cho phép ta tạo Fillet với các bán khác nhau trên cùng một cạnh Fillet. Khi clickick vào
Variable Radius Fillet trên thanh công cụ. Hoặc Clickick vào Insert > Dress-Up Features > Variable Radius Fillet. Hộp thoại Variable Edge Fillet hiện ra :
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Radius: Bán kính cần Fillet.
- Edge(s) to Fille: Chọn các cạnh cần Fillet.
- Chọn kiểu truyền Fillet trong ô “Propagation”: Tangency, hoặc Minimal.
- Points: Thêm một điểm fillet. Clickick vào “Points” rồi Clickick lên một vị trí trên cạnh cần Fillet. Double Clickick vào bán kính cần thay đổi và nhập bán kính vào hộp thoại Parameter Deíínition. Hoặc Clickick chuột vào bán kính cần thay đồi rồi nhập bán kính vào ô “Radius”.
 
 
 
- Variation: Chọn kiểu biến đổi giữa các bán kính Fillet: Cubic hoặc Linear.
- More: Nhập thêm các thông số cho hộp thoại hộp thoại.
Clickick vào More hộp thoại Variable Edge Fillet có dạng như sau:
- Circlicke Fillet: Chọn hướng cho các dường tròn Fillet.
Khi cắt ngang một cạnh Fillet ta thấy tiết diện của các cạnh Fillet này là các cung tròn, bình thường các cung tròn này vuông góc với cạnh cần Fillet. Circlicke Fillet cho phép ta điều khiển hướng của các cung tròn này bằng cách chọn một đường thẳng. Các cung tròn này sẽ vuông góc với đường thẳng được chọn.
- Trim Robbins, Edge to keep, và Limiting Element giống như trong lệnh Edge Fillet.
 
3/ Chamfer ( Vạt bề mặt):
 
Clickick Chamfer   trên thanh công cụ. Hoặc Clickick vào Insert > Dress-Up Features > Chamfert. Hộp thoại Chamfer Definition xuất hiện: 
 
 
 
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Mode:
+Length1/ Angle: Tạo chamfer bằng cách nhập một chiều dài và góc.
+Lengthl/ Length2: Tạo chamter bằng cách nhập hai chiều dài.
- Length: Nhập chiều dài.
- Angle: Nhập góc.
- Object(s) to chamfer: Chọn đối các tượng cần chamfer.
- Propagation: Chọn kiểu truyền ảnh hưởn của chamfer, giống như trong Fillet.
- Revese: Đảo ngược hướng chanfer.
 
4/ Draft Angle ( Vát bề mặt với 1 góc ):
Vát mặt tạo nón, chóp thường được sử dụng với các chi tiết đúc để dễ tháo khuôn. 
Clickick vào Draft Angle  trên thanh công cụ. Hoặc Clickick vào Insert > Dress-Up Features > Draft Angle. Hộp thoại Draft Defination xuất hiện.
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Angle : Góc cần Draft.
- Face(s) to draft: Chọn các mặt cần Draft.
- Neutral element: Mặt trung gian.
- Propagation: Kiểu ảnh hưởng của Neutral: None hoặc Smooth. Lựa chọn Smooth sử dụng khi Neutral là mặt cong. 
-Pulling Direction: Chọn mặt phẳng xác định hướng và góc Draft.
-More: Clickick vào more, hộp thoại Draft Definition có dạng như sau:
-Draft Form: Chọn dạng của draft.Cone hoặc Square.
 
5/ Variable Angle Draft ( Vát bề mặt với những góc khác nhau ) :
Clickick vào Variable Draft  trên thanh công cụ. Hoặc Clickick vào Insert > Dress-Up Features > Variable Draft. Hộp thoại Draft Defìnation xuất hiện.
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Angle : Góc cần Draft.
- Face(s) to draft: Chọn các mặt cần Draft.
- Points : Chọn điểm để đặt góc Draft. Điểm này có thể chọn bằng cách chọn một mặt phẳng cắt nhau với mặt Draft. Hoặc chọn một điểm. Để thay đổi góc của Draft tại một điểm nào đấy, ta Clickick chuột trái lên góc tại điểm ấy và nhập giá trị góc trong Angle.
- Neutral element: (Xem lệnh Draft Angle).
- Propagation: (Xem lệnh Draft Angle).
- Pulling Direction: (Xem lệnh Draft Angle).
- Parting element: (Xem lệnh Draft Angle).
- Draft Form: (Xem lệnh Draft Angle).
 
6/ Shell ( Tạo vỏ ) :
Tạo vỏ bằng cách khoét rỗng chi tiết, để hở mặt đã chọn, và tạo thành mỏng trong các mặt còn lại.
Clickick vào Shell  trên thanh công cụ. Hoặc chọn Insert > Dress-Up Freature > Shell. Hộp thoại Shell Detinition xuất hiện.
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Default inside thickness: Chiều dày mặc định cho phía trong.
- Default outside thickness: Chiều dày mặc định cho phía ngoài.
- Face to remove: Mặt để hở.
- Other thickness faces: Chọn một mặt có chiều dày khác với chiều dày mặc định đã chọn. Sau khi
chọn xong mặt thì Double-Clickick vào kích thước của mặt vừa chọn để nhập chiều dày.
 
7/ Thickness (chiều dày cho 1 mặt phẳng ):
 
Công cụ thichness dùng để đặt chiều dày cho một mặt của đối tượng.
Clickick vào Thichness  trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Dress-Up Freature > Thichness. Hộp thoại Thichness Deíínition xuất hiện.
 
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Default thickness: Chiều dày mặc định cho mặt.
- Default thickness faces: Chọn các mặt để đặt chiều dày mặc định.
- Other thickness faces: Chọn các mặt để đặt chiều dày khác.
 
8/ Thread/Tap ( Tạo ren cho 1 mặt trụ ):
 
Công cụ Thread/ Tap dùng để tạo ren trên một mặt trụ có sẵn. Clickick vào Thread/ Tap  trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert thoại Thread/ Tap Deíinition xuất hiện :
 
 
Nhập các thông số cho hộp thoại:
a)Geometrical Definition:
- Lateral face: Chọn mặt trụ dùng để tạo ren.
- Limit Face: Chọn mặt giới hạn của ren.
- Revese Direction: Tạo ren theo chiều ngược lại.
b) Numerical Definition:
- Type: Chọn kiểu tạo ren.
+ No standard: Ren không theo tiêu chuẩn, các kích thước của ren do người dùng tự đặt.
+ Metric thin pitch: Ren hệ mét bước ren nhỏ.
+ Metric thick pitch: Ren hệ mét bước ren lớn.
- Thread Diameter: Đường kính ren (Nhập đường kính ren trong trường hợp ren không tiêu chuẩn).
- Support Diameter: Đường kính mặt trụ (Đường kính mặt trụ không thay đổi được).
- Thread Depth: Chiều sâu ren.
- Support Height: Chiều cao mặt trụ cần tạo ren.
- Pitch: Bước ren.
 
Chú ý:
+Nếu tạo ren trong thì đường kính ren (Thread Diameter) phải lớn hơn đường kính lỗ (support diameter). +Nếu tạo ren ngoài thì đường kính ren (Thread Diameter) phải bằng đường kính mặt trụ (support diameter).
+Sau khi tạo ren thì chương trình không thể hiện hình ảnh của ren trên đối tượng tuy nhiên biểu tượng của Thread/Tap vẫn hiện trên specification tree.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Leave a Comment