1/ Pad ( Tạo part bằng cách Extrude 1 sketch profile ):
Công cụ thường xuyên được sử dụng trong việc tạo một khối 3D. Nó có chức năng kéo một biên dạng 2D thành một khối 3D.
Clickick vào Pad nằm trên thanh công cụ. Hộp thoại Pad Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
a) First Limit: Các thông số cho giới hạn thứ nhất của Part.
- Type: Chọn kiểu tạo part.
1) Dimention: Biên dạng 2D được kéo lên theo kích thước nhập trong ô Length.
2) Up to Next: Tạo Pad bằng cách kéo biên dạng 2D đến mặt phẳng gần mặt phẳng vẽ biên dạng 2D nhất theo phương vuông góc.
- Offset: Pad tạo thành sẽ cách mặt phẳng gần nhất một khoảng bằng giá trị nhập trong ô Offset.
3) Up to Last: Tạo Pad bằng cách kéo biên dạng 2D đến mặt phẳng cuối cùng theo phương vuông góc với mặt phẳng vẽ biên dạng 2D.
- Offset: Pad tạo thành sẽ cách mặt phẳng cuối cùng một khoảng bằng giá trị nhập trong ô Offset.
4) Up to Plane: Tạo Pad bằng cách kéo biên dạng 2D đến mặt phẳng (Plane) lựa chọn.
- Limit: Chọn một Plane làm giới hạn của Pad.
- Offset: Pad tạo thành sẽ cách Plane lựa chọn một khoảng bằng giá trị nhập trong ô Offset.
5) Up to surface: Tạo Pad bằng cách kéo biên dạng 2D đến một mặt (Surface) lựa chọn.
- Limit: Chọn một Surface làm giới hạn của Pad.
- Offset: Pad tạo thành sẽ cách Surface lựa chọn một khoảng bằng giá trị nhập trong ô Offset.
b) Profile/ Surface:
- Selection: Chọn một biên dạng cho Pad. Click vào biểu tượng Sketch bên cạnh ô Selection để chỉnh sửa hoặc tạo mới một Sketch.
c) Revese Direction: Đảo ngược chiều tạo Pad.
d) Mirror Extend: Tạo Pad đối xứng.
e) More: Đặt thêm các thông số cho Pad:
Khi clickick vào More, hộp thoại Pad Definition có dạng như sau:
f)Second Limit:
- Type: Chọn kiểu cho giới hạn thứ hai của pad (Giống với giới hạn thứ nhất).
g)Direction: Chọn hướng cho Pad.
Bình thường biên dạng 2D được kéo theo phương vuông góc với mặt phẳng tạo biên dạng. Nếu chọn hướng cho Pad thì biên dạng 2D sẽ kéo theo hướng đã chọn. Để chọn hướng cho Pad, ta Clickick vào ô Reference rồi chọn một đường thẳng hoặc mặt phẳng làm hướng. Nếu hướng được chọn là đường thẳng thì Pad tạo thành sẽ được kéo theo phương đường thẳng. Nếu hứơng được chọn là mặt phẳng thì Pad tạo thành sẽ kéo theo phưong vuông góc với mặt phẳng.
h)Thick: Đặt chiều dày cho pad.
Khi Clickick vào thick thì ta có thể đặt các chiều dày cho Pad vào ô Thickness1 và Thickness2.
2/ Drafting Fillet Pad ( Tạo 1 pad có vát mặt bên và vo tròn các cạnh ):
Clickick vào Drafted Filleted Pad trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Sketch-Based Freature > Drafted Filleted Pad. Sau đó chọn Sketch dùng để tạo Pad.
Hộp thoại Drafted Filleted Pad Defìnition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
a) Fist limit: Giới hạn thứ nhất của Pad.
- Length: Nhập chiều dài cho giới hạn thứ nhất của Pad.
b) Second limit: Giới hạn thứ hai của Pad.
- Limit: Chọn một mặt làm giới hạn thứ hai cho Pad.
c) Draft: Đặt các thông số vát cho Pad.
Angle: Nhập góc của Draft.
Neutral element: Chọn phần tử trung gian cho Draft.
+fist limit :Chọn fist limit là mặt phẳng trung gian cho Draft.
+ Second limit: Chọn Second Limit là mặt phẳng trung gian cho Draft.
d) Fillets: Đặt các thông số bo tròn cạnh của Pad.
Lateral radius: Bán kính góc lượn cho các cạnh xung quanh Pad.
- Fist limit radius: Bán kính góc lượn của các cạnh trên mặt giới hạn thứ nhất.
- Second limit radius: Bán kính góc lượn của các cạnh trên mặt giới hạn thứ hai.
e) Reverse direction: Đảo ngược chiều tạo Pad.
3/ Multi-Pad ( Tạo part với nhiều profile có kích thước khác nhau ):
Clickick vào Multi Pad Trên thanh công cụ. Hoặc Insert > Dressup-Based Feature > Multi Pad. Sau đó chọn Sketch dùng đế tạo Pad. Hộp thoại Mu1ti Pad Defìnition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
Type: Kiểu tạo Pad. Ta có một lựa chọn cho kiểu tạo Pad là Dimention (Tạo Pad bằn cách nhập kích
thước).
- Leght: Chiều dài của Pad.
- Trong ô Domains ta có thể thấy mỗi Extrude domain đều có một chiều dài. Muốn thay đổi chiều dài của Extrude domain nào ta Clickick chuột vào nó và nhập chiều dài tương ứng vào Length.
- More: Nhập thêm các thông số cho Pad. Khi Clickick vào More, hộp thoại Multi-Pad Definition có dạng như sau:
- Second Limit: Cho phép tạo Pad cả hai chiều. Trong chiều thứ hai ta cũng có các lựa chọn giống như chiều thứ nhất.
- Direction: Bình thường, Pad được tạo theo phương vuông góc với mặt phẳng Sketch. Ta có thể chọn hướng tạo Pad bằng cách chọn một đường thẳng hoặc một mặt phẳng.
-Reverse Direcition: Đảo ngược chiều tạo Pad.
4/ Pocket ( Tạo hốc cho part ):
Clickick vào Pocket trên thanh công cụ . Hoặc vào Insert > Sketch-Based Feature > Pocket.
Hộp thoại Pocket Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Type: Kiểu giới hạn Pocket là Dimention, Up to Next, Up to Last, Up to Plane, Up to Surface.
- Depth: Nhập chiều sâu của Pocket nếu kiểu giới hạn là Dimention.
- Limit: Chọn các đối tượng làm giới hạn của Pocket nếu kiểu giới hạn không phải là Dimention.
- Profile: Biên dạng của Pocket.
- Thick: Chiều dày cho biên dạng. Nếu Clickick vào ô này hộp thoại Pocket Defìnition sẽ có dạng
+ Thickness 1: Nhập chiều dày thứ nhất cho Pocket.
+ Thickness 1: Nhập chiều dày thứ hai cho Pocket.
+ Reverse Side: Đảo Thickness 1 và Thickness 2 cho nhau. Sử dụng lựa chọn Thick, Pocket sẽ có dạng như sau:
- Reverse Direction: Đảo ngược chiều của Pocket.
- Second Limit: Giới hạn thứ hai cho Pocket. Trong Second Limit ta cũng có thể lựa chọn kiểu giới hạn cho Pocket giống như với Fist Limit.
5/ Multi-Pocket ( Tạo hốc với nhiều profile ):
Clickick vào Multi-Pocket trên thanh công cụ . Hoặc Insert > Sketch-Based Feature > Multi-Pocket .Sau đó chọn Sketch dùng để tạo Pocket. Hộp thoại Multi-Pocket xuất hiện: Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Type: Kiểu kích thước cho Pocket. Ở đây ta có duy nhất một kiểu là Dimention.
- Depth: Nhập chiều sâu của Pocket.
- Trong ô Domains ta có thể thấy mỗi Extrude Domain có một chiều dài tương ứng, muốn thay đổi các chiều dài này ta Clickick vào Extrude Domain tương ứng rồi nhập kích thước vào Depth.
- More: Cho phép ta đặt thêm các thông số cho Poket.
-Second Limit: Cho phép tạo Pocket cả hai chiều. Trong chiều thứ hai ta cũng có các lựa chọn giống như chiều thứ nhất.
- Direction: Ta có thể chọn hướng tạo Pocket bằng cách chọn một đường thẳng hoặc một mặt phẳng.
- Reverse Direcition: Đảo ngược chiều tạo Pocket.
6/ Darfted Filleted Pocket ( Tạo hốc có vát mặt bên và bo tròn các cạnh ):
Clickick vào Drafted Filleted Pocket trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Sketch-Based Freature > Drafted Filleted Pocket. Chọn biên dạng của Poket. Hộp thoại Drafted Filleted Pocket Definition xuât hiện.
Nhập các thông số cho hộp thoại: (xem lệnh Drafted Filleted Pad ).
7/ Lệnh Shaft ( Tạo trục ):
Clickick vào Shaft trên thanh công cụ. Hoăc vào Insert > Sketch-Based Freature > Shaft. Hộp thoại Shaft Definition xuất hiện.
Nhập các thông số cho hộp thoại:
a) Limits: Giới hạn trục.
- Fist angle: Góc thứ nhất của trục (Giá trị mặc định là 3600).
- Second angle: Góc thứ hai của trục (Giá trị mặc định là 00).
Chú ý: Tổng hai góc trên không được lớn hơn 360º.
b) Profile: Biên dạng.
- Selection: Chọn biên dạng của trục. Có thể Clickick vào Sketch để tạo một biên dạng mới hoặc chỉnh sửa lại biên dạng đã chọn.
- Reverse Side: Đảo chiều tạo trục.
c) Axis: Đường tâm.
- Selection: Chọn một đường thẳng làm đường tâm trục. Đường tâm không được cắt Profile
8/ Lệnh Groove ( Tạo rãnh ):
Groove là lệnh tạo một vật thể bằng cách khoét một vật thể có săn. Phần vật thể bị khoét đi được tạo bằng cách xoay một biên dạng quanh một trục quay
Clickick vào Groove trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Sketch-Based Freature > Groove. Hộp thoại Goove Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại: (Xem lệnh Shaft).
9/ Lệnh Hole ( Tạo lỗ với vị trí xác định ):
Clickick vào Hole trên thanh công cụ.Hoặc vào Insert > Sketch-Based Feature > Hole. Sau đó chọn mặt phẳng cần tạo Hole. Hộp thoại Hole Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
a)Trong Extension.
- Chọn kiểu kích thước của lỗ: Blind, Up to Next, Up to Last, Up to Plane, Up to Surface.(Tham khảo thêm lệnh Pocket).
- Diameter: Đường kính lỗ.
- Depth: Chiều sâu lỗ.
- Limit: Đối tượng làm giới hạn chiều sâu lỗ. Lựa chọn này sử dụng khi kiểu kích thước lỗ không phải là Blind.
- Offset: Khoảng cách từ đáy lỗ đến đối tượng giới hạn chiều sâu lỗ.
- Direction: Hướng tạo lỗ. Direction có thể là một mặt phẳng hoặc một đường thẳng.
- Bottom: Chọn kiểu của đáy lỗ. Phẳng (Flat) hoặc đáy hình chữ V (V-Botton).
- Angle: Nhập góc của đáy trong trường hợp đáy chữ V.
- Positioning Sketch: Cho phép đặt vị trí chính xác của lỗ. Khi Clickick vào biểu tượng Sketch trong Positioning Sketch mô trường làm việc chuyển sang Sketch Workbench. Clickick vào điểm tạo tâm lỗ và di chuyển tới vị trí thích hợp. Clickick vào Exit Sketch Workbench trên thanh công cụ sau khi đã xác định được tâm lỗ.Chú ý: Ta có thể xác định tâm lỗ bằng cách đặt các ràng buộc (Constraints) cho tâm lỗ.
b) Trong Type: Ta chọn các kiểu lỗ khác nhau (xem hình vẽ dưới đây):
c) Thead Definition.
Thead Definition cho phép ta tạo ren cho lỗ.
Để tạo thead ta phải xác nhận vào ô Threaded:
-Type: Chọn kiểu ren. Kiểu ren có thể do ta tự đặt (No Standard) hoặc lấy theo ren tiêu chuẩn (Metric thin pitch, Metric thick pitch )
- Thread Diameter: Đường kính ren.
- Hole Diameter: Đường kính lỗ.
- Thread Depth: Chiều sâu ren.
- Hole Depth: Chiều sâu lỗ.
- Pitch: Bước ren.
- Right-Threaded: Ren phải.
- Left-Threaded: Ren trái.
10/ Lệnh Rib ( Tạo gân ):
Clickick vào Rib Definition trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Sketch-Based Features > Rib. xuất hiện Hộp thoại Rib.
Nhập các thông số cho hộp thoại.
- Profile: Chọn một Sketch làm biên dạng.
- Center curve: Chọn một đường trung tâm của Rib.
- Profile control: Điều khiển biên dạng của Rib:
+ Keep Angle: Biên dạng của Rib vuôn góc với đường trung tâm.
+ Pulling Direction: Chọn hướng cho Rib là một đường thẳng hoặc một mặt phẳng. Nếu hướng được chọn là một đường thẳng thì biên dạng của Rib sẽ song song với đường thẳng được chọn. Nếu hướng được chọn là một mặt phẳng thì biên dạng củ Rib sẽ vuông góc với đường thẳng được chọn.
+ Reference: Rib tạo thành sẽ có dáy trải dài trên mặt Reference. Biên dạng của Rib luôn tạo với mặt Reference một góc không đổi.
Chú ý: Center curve phải nằm trên mặt Reterence.
11/Lệnh slot (Cắt part theo 1 đường cong):
Clickick vào Slot trên thanh công cụ .Hoặc Insert > Sketch-Based Feature > Slot. Hộp thoại Slot Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Profile: Biên dạng của slot. Biên dạng này phải khép kín.
- Center cuve: Đường tâm của Slot.
- Profile control: Điều khiển biên dạng của Slot.
+ Keep angle: Biên dạng của Slot luôn vuông góc với Center cuve.
+ Pulling Direction: Nếu Direction được chọn là một mặt phẳng biên dạng của Slot sẽ vuông góc với Direction được chọn. Nếu Direction là đường thẳng, Direction sẽ song song với Direction.
+ Reference Surtace: Biên dạng của Slot sẽ luôn giữ một góc không đổi với Reference Surface.
12/ Stiffener ( Tạo gân trợ lực ):
Clickick vào Stiffener trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Sketch-Based Feature > Stiffener. Hộp thoại Stiffener Deíinition xuất hiện: Nhập các thông số cho hộp thoại:
- Mode: Kiểu tạo gân.
+From Side: Tạo gân từ phía bên cạnh.
+ From Top: Tạo gân từ phía trên.
- Thickness1: Chiều dày thứ nhất cho gân.
- Thickness2: Chiều dày thứ hai cho gân.
- Netral Fiber: Neutral Fiber được chọn thì Thickness1 là chiều dày của cả gân. Nếu Neutral Fiber không được chọn thì Thickness1 là chiều dày một bên của gân, Thickness2 là chiều dày bên kia.
- Reverse Direction (Trong Thickness): Đảo chiều tạo chiều dày gân.
- Reverse Direction (Trong Depth): Đảo ngược chiều tạo chiều sâu của gân.
- Profile: Biên dạng của đường tạo gân. Biên dạng này phải là một Sketch. Có thể Clickick vào Sketch trong ô Profile để định nghĩa một Sketch cho gân hoặc chọn một Sketch có sẵn.
13/ Lệnh Multi-Sections Solid (Tạo solid từ nhiều mặt phẳng vẽ phác qua một đường cong chỉ hướng):
Lệnh Loft cho phép tạo các mô hình có hình dạng phức tạp bằng cách nối các biên dạng trên các mặt phẳng. Lệnh Loft không hạn chế số biên dạng vẽ phác. Nhưng chú ý các biên dạng phải được sắp xếp sao cho khi vật thể tạo thành thì các bề mặt của vật thể không được giao nhau.
Khi sử dụng lệnh Loft thì các biên dạng không được nằm trên cung một mặt phẳng.
Clickick vào Loft trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Sketch-Based Freature > Loft. Hộp thoại Loft Definition xuất hiện:
Nhập các thông số cho hộp thoại:
a) Selection: Chọn các biên dạng để tạo Loft.
b) Guider: Chọn đường dẫn tạo Loft. Các đường dẫn phải cắt các đường biên dạng.
- Add : Đặt chế độ thêm một đường dẫn cho Loft. Khi chế độ này được kích hoạt thì một đường cong được chọn sẽ thêm vào danh sách các đường dẫn cho Loft.
- Remove : Loại bớt đường dẫn. Chọn đường dẫn muốn loại bớt rồi Clickick vào Remove.
- Replace : Thay thế một đường dẫn bằng một đường dẫn khác. Clickick vào đường dẫn muốn thay thế trong danh sách Guider, Clickick vào Replace rồi chọn đường dẫn thay thế.
c) Spline: Chọn đường dẫn cho Loft là một Spline. Spline này có thể cắt hoặc không cắt các biên dạng. Nếu chế độ Computed spline được kích hoạt thì các biên dạng của Loft sẽ tự động tạo các spline khi ta không chọn đường dẫn cho nó.
d) Coupling: Các biên dạng của Loft được nối với nhau bởi các đường nối biên dạng. Các đường này có thể trùng hoặc không trùng với các đường dẫn, Coupling cho phép ta định nghĩa các đường nối biên dạng.
Selection coupling: Chọn kiểu nối các biên dạng.
+ Ratio: Các đường nối biên dạng là các đường nối các điểm theo tỷ lệ chiều dài của biên dạng.
+ Tangency: Mỗi đoạn của biên dạng là một dãy các đường tiếp tuyến với nhau. Lựa chọn Tangency tạo các đường nối biên dạng là các đường nối các đỉnh tương ứng của các đoạn này. Nếu các biên dạng không có cùng số đoạn thì lựa chọn này không thể thực hiện được.
+ Tangency then Curvetive: Mỗi đoạn của biên dạng là các đường cong liên tiếp hoặc các đường tiếp tuyến với nhau. Lựa chọn này tạo các đường nối biên dạng là các đường nối các đỉnh tương ứng của các đoạn.. Nếu các biên dạng không có cùng số đoạn thì lựa chọn này không thể thực hiện được.
+ Vertices: Mỗi đoạn của biên dạng được chia bởi các đỉnh (Vertices).
Các đường nối biên dạng là các đường chạy qua các đỉnh của biên dạng.. Nếu các biên dạng không có cùng số đoạn thì lựa chọn này không thể thực hiện được.
- Coupling: Tự định nghĩa đường nối các biên dạng. Clickick chuột vào vùng màu trắng trong ô Coupling. Chọn các điểm tương ứng trên các biên dạng.
- Display coupling curves: Hiện hoặc ẩn các đường nối các biên dạng.
e/Relimitation:
- Loft relimited on start section: Loft tạo thành sẽ được giới hạn bởi mặt phẳng của biên dạng đầu tiên.
- Loft relimited on end section: Loft tạo thành sẽ được giới hạn bởi mặt phẳng của biên dạng cuối cùng.
- Nếu không chọn các lựa chọn này thì các biên dạng sẽ được giới hạn bởi các đường dẫn.
14/Removed Multi-Section Solid ( Khoét rỗng solid từ một mô hình Multi Section-solid):
Lệnh Remove Loft cho phép tạo mô hình bằng cách khoét một mô hình có sẵn. Mô hình dùng để khoét được tạo bằng cách nối các biên dạng trên các mặt phẳng.
Clickick vào Remove Loft trên thanh công cụ. Hoặc vào Insert > Sketch-Based Freature > Remove Loft. Hộp thoại Remove Loft Definition xuất hiện. Nhập các thông số cho hộp thoại:( Xem lệnh Loft).