Thiết kế NX9 Bài 3:Một số thao tác cơ bản trên NX 9

Posted by vuvy 22/09/2017 0 Comment(s) Siemens NX,

1.Tạo một file mới:

Có nhiều cách tạo một file mới:

Xuất hiện hộp thoại New

- Chọn tab cho dạng tập tin muốn [1]
- Chọn hệ (metric/inch) [2]
- Chọn chuẩn Template [3]

- Nhập thông tin: tên file và đường dẫn đến thư mục cần lưu [4] (cũng có thể nhập
thông tin này khi lưu tập tin)
- Chọn OK.

2. Mở một file:

Hộp  thoại Open  xuất hiện:

- Trong thư mục LooK in sẽ hiển thị tên của thư mục, file [1]
- Chọn tên file muốn mở [2]

- Sử dụng Preview để xem file part trước khi mở, điều này rất hữu ích khi không chắc
chắn tên thư mục đang tìm kiếm [3]

3. Đóng một file:

Khi đóng part, nó xoá part từ bộ nhớ làm việc mà không lưu lại bất kì thay đổi có thể đã được thực hiện cho nó.
Có thể đóng part cụ thể trong khi các part khác đang được tải.
Chọn File > Close Khi chọn Close từ trình đơn sẽ xuất hiện Menu con, hiển thị những cách khác nhau của part có thể được đóng lại. Lệnh Selected Part cho phép đóng part chọn lựa, lệnh All Parts sẽ đóng tất cả các Part được tải.

4. Thao tác với hệ tọa độ:

Người dùng có thể định nghĩa các hệ tọa độ cho các hình học khác nhau, hệ tọa độ này hoàn toàn độc lập với các hướng quan sát đối tượng, có thể tạo hình học trên các mặt phẳng, bao gồm hệ tọa độ tuyệt đối và hệ tọa độ làm việc.
- Hệ tọa độ tuyệt đối:
Hệ tọa độ tuyệt đối bao gồm các mặt ký hiệu CSYS. Hệ tọa độ này luôn được kích hoạt trong môi trường Modeling.
Có thể có nhiều hệ tọa độ khác nhau, tuy nhiên chỉ có một hệ tọa độ làm việc được sử dụng để tạo đối tượng.
Hoàn toàn có thể chuyển hệ tọa độ làm việc về hệ tọa độ tuyệt đối trong bất cứ đối
- Hệ tọa độ làm việc:


Các trục của hệ tọa độ làm việc được phân biệt bằng các màu khác nhau. Màu đỏ là trục X, màu xanh dương là trục Y, màu xanh lục là trục Z.

Hệ tọa độ làm việc có kèm theo kí tự C cùng tên các trục: XC, YC, ZC. Người dùng cần quan tâm đến điểm đặt và hướng của hệ tọa độ làm việc khi tạo các mặt phẳng cố định hay trục cố định; khi thao tác nhân đối tượng theo dạng chữ nhật (recngular insnce array)

Cách vào hệ tọa độ làm việc: chọn Menu > Format > WCS

5. Thao tác với đối tượng:

- Phóng to, di chuyển và quay:
+ Để căn vừa màn hình: vào Fit, tuy nhiên ban đầu mặc định Fit toàn màn hình, có thể thay đổi Fit theo tỉ lệ thích hợp bằng cách vào Menu > Preferences >
Visualization Preferences. Thay đổi tỉ lệ %.
+ Di chuyển màn hình: Xem mục thao tác với chuột
+ Quay màn hình: Xem mục thao tác với chuột
- Thay đổi màu sắc của đối tượng.

6. Display part và work part (chi tiết được hiển thị - chi tiết làm việc):

NX có hai nhận diện cho chi tiết được nạp.

Một chi tiết có thể vừa là Work part vừa là Displayed part hoặc chỉ là Part. có thể mở hoặc nạp nhiều chi tiết máy tại một thời điểm và làm việc đồng thời trên nhiều chi tiết.

a. Thay đổi displayed part:

Có thể mở hoặc nạp nhiều chi tiết cùng lúc. Sử dung thẻ View > Window để kiểm soát chi tiết nào đươc hiển thị trong cửa sổ đồ họa.
Các chi tiết máy được nạp xuất hiện trong một danh sánh đánh số. Một dấu  xuất hiện kế bên chi tiết hiện đang được hiển thị.

Mục Window làm việc trong hai cách:
+ Chọn một chi tiết từ danh sách để hiển thị. Danh sách chứa tối đa 10 chi tiết máy được hiền thị gần đây nhất.
+ Chọn More để hiển thị hộp thoại Change Window. Hộp thoại Change Window chứa một danh sách của một chi tiết trong một cấu trúc lắp ráp cũng như mọi chi tiết máy được nạp nhưng không được chứa trong một bộ phận lắp ráp được nạp.

7. Show and Hide:

Sử dụng lệnh này để kiểm soát hiển thị đối tượng trong cửa sổ đồ họa. Có thể tập trung vào các đối tượng được chọn bằng cách tạm thời ẩn đi các đối tượng khác tạm thời.
Nếu muốn xem xét một bộ phận trong ngữ cảnh trong một bộ phận lắp ráp, có thể chọn các bộ phận che tầm nhìn và hide (ẩn) chúng đi. Khi xem xét xong, có thể sử dụng lệnh show (hiển thị) để nhìn thấy trở tại mọi bộ phận bị ẩn.

Không nhìn thấy các đối tượng bị ẩn, nhưng chúng vẫn nằm trong lịch sử và các tính toán của chi tiết, không giống như các đối tượng bị chặn (suppress). Cũng có thể tạo một kết quả tương tự, với nhiều cách và kế hoạch hơn, bằng cách đưa các nhóm đối tượng lên các layers khác nhau và bật/tắt hiển thị các layers tương thích.

Trong môi trường Modeling, sau khi thiết kế, muốn ẩn đi các đối tượng nào, nhấp phải chuột vào đối tượng đó trên thanh Part Navigator, chọn Hide (ngược lại là Show)
Hoặc trên thanh Ribbon > tab View > Show and Hide [Ctrl + W]


Trong hộp thoại Show and Hide vừa xuất hiện, tích vào dấu – ở mục nào thì toàn bộ đối tượng của mục đó ẩn hết. Và ngược lại, dấu + là hiện. (Thường sau khi dựng hình xong cần ẩn các sketch, chọn vào dấu – mục sketch).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment