1.Khái quát
Ở tiện cứng chi tiết đã tôi cứng được gia công hoàn chỉnh qua tiện (Hình 1).
Vật liệu cắt dùng ở đây là dao cắt bằng gốm hoặc bằng bor nitrit đa tinh thể (BN).
2.Ưu điểm của tiện cứng
Tiện cứng có thể được thay thế một phần cho mài. Việc đầu tư thiết bị và chi phí dụng cụ chotiện ít hơn so với mài. Chi phí cho việc xử lý và tái tạo dung dịch cắt gọt được thuận lợi hơn hoặc hoàn toàn không cần ở gia công khô. Qua tiện cứng với dụng cụ tiêu chuẩn, đường biên trong và ngoài có thể được gia công với kích thước và độ bóng bề mặt có độ chính xác cao (Hình 2).
3.Quá trình gia công
So sánh với tiện thép không tôi thì ở tiện cứng xuất hiện lực cắt gọt lớn. Điều này đòi hỏi thiết bị phải chắc chắn và việc kẹp chặt dụng cụ cũng như chi tiết phải an toàn. Tiện cứng với chi tiết dài có đường kính nhỏ gây ra những khó khăn vì lực đẩy ngang (lực ly tâm) lớn. Phần lớn nhiệt trong quá trình gia công được dẫn thoát qua phoi nóng rực lên với nhiệt độ trên 10000C. Chi tiết bị nung nóng ít, tinh thể tôi cứng hầu như không bị ảnh hưởng.
3.Chọn dụng cụ và dữ liệu cắt
Vật liệu cắt.
Dao cắt bằng gốm phù hợp để gia công cắt gọt vật liệu có độ cứng đến 64 HRC. Với dao cắt bằng bor nitrit (BN) có thể gia công với vật liệu có độ cứng đến 70 HRC. Trong phạm vi độ cứng dưới 50 HRC, BN cho thấy độ mài mòn tăng cao.
Dữ liệu cắt.
Vật liệu cứng càng lớn thì tốc độ cắt càng nhỏ, thông thường có giá trị từ 100 đến 300m/phút. Ở bước dẫn tiến từ 0,06 đến 0,12 mm có thể giữ độ nhấp nhô trung bình Rz từ 1,5 đến 4 µm. Trong phạm vi chiều sâu cắt nhỏ từ 0,2 đến 0,5 mm ở bán kính mũi cắt lớn thì lực thụ động rất lớn và có thể vượt qua lực cắt (Hình 3).
Dạng của cạnh cắt.
Nguy cơ vỡ, mẻ cạnh ở dụng cụ cắt được giảm bớt qua một một vát bảo vệ nhỏ ở cạnh cắt (Hình 4).
Ở trường hợp cắt không liên tục, thí dụ như tiện bậc với rãnh then, nên sử dụng mảnh cắt trở mặt với góc vát lớn.