1.Phương pháp.
Trong phương pháp tiện ren phải với trục chính quay thuận chiều (quay chiều phải), dụng cụ cắt (theo chiều) phải được kẹp trước tâm tiện. Đài dao (giá dao) ở sau tâm tiện dụng cụ cắt được kẹp trở ngược đầu (Hình 1).
Ở tiện ren trái thì chiều tiện và vị trí của dụng cụ cắt trái được thay đổi cho phù hợp.
2.Dữ liệu cắt.
Độ lớn của bước dẫn tiến f tương ứng với bước răng P. Trong gia công cắt ren hành trình cắt được thực hiện qua lại nhiều lần, trên máy tiện NC thường áp dụng dịch chỉnh cạnh biên ren được thay đổi (dịch chỉnh ngang) (Hình 1,). Số lần hành trình cắt tùy thuộc vào độ lớn của tiết diện răng và bước răng (Bảng 1).
Độ lớn của lần chỉnh chiều sâu cắt cuối cùng nên nằm trong khoảng không dưới 0,05 mm. Ngoại trừ vật liệu có tính biến dạng cứng do gia công, thí dụ như thép chống mài mòn, người ta thêm một hoặc hai lần hành trình cắt tinh không dịch chỉnh ngang để đạt được độ bóng bề mặt cao và dung sai kích thước nhỏ. Tốc độ cắt ở tiện ren được chọn vào khoảng 25% thấp hơn so với tiện dọc trục nhằm ngăn chặn việc phát sinh nhiệt ở mũi dao. Khi sử dụng mảnh cắt trở mặt bằng hợp kim cứng thì tốc độ cắt không nên nằm dưới 40 m/phút để tránh sự hình thành biên tích tụ. Tốc độ cắt vc ở tiện ren nên thấp hơn khoảng 25% so với tiện dọc trục
3.Dạng hình học của mảnh cắt trở mặt và đài dụng cụ (đài dao, ổ gá dao).
Để gia công tiết diện ren người ta thường sử dụng mảnh cắt nguyên tiết diện (Hình 2).
Đầu mũi ren được tạo dạng thành tiết diện ren chính xác. Tuy nhiên cho mỗi bước ren phải sử dụng mảnh cắt khác. Mảnh cắt trở mặt bán tiết diện có thể sử dụng cho nhiều bước răng, qua đó giảm chi phí lưu kho, đường kính tiện thô (tiện phá) phải giữ nguyên. Góc nghiêng của mảnh cắt ren tạo thành góc thoát α (góc sau phụ) (Hình 3).
Ở chiều hướng trục mảnh cắt ren cũng phải nghiêng để góc sau phụ đủ lớn. (Hình 4).
Góc nghiêng dọc trục phải tương ứng với góc bước ren, đạt được như thế qua việc thay đổi đệm lót (Hình 5).