Qua xói mòn bằng tia lửa điện (ăn xói mòn) có thể gia công tất cả các vật liệu dẫn điện không tùy thuộc vào độ cứng. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho sản xuất đơn lẻ của các chi tiết phức tạp như dạng rỗng, dạng lún (lã) hay lỗ thủng bằng thép tôi cứng hoặc hợp kim cứng. Qua ăn mòn bằng tia lửa điện ta có thể gia công tất cả các vật liệu kim khí. Người ta phân loại ăn mòn bởi tia lửa điện khoét (ăn xói mòn lún) và cắt bằng tia lửa điện (ăn xói mòn dây) (Hình 1).
1.Gia công khoét bằng tia lửa điện
Qua ăn mòn bằng tia lửa điện hình dạng chi tiết gia công được sản xuất qua một điện cực. Điện cực được tạo hình theo dạng đối xứng đã định trước của chi tiết (Hình 1 trang 191).
Cấu tạo một hệ thống thiết bị ăn xói mòn khoét
Hệ thống thiết bị ăn xói mòn thực sự gồm máy với bộ kiểm soát bước dẫn tiến và bộ kiểm soát vị trí. Một máy phát để sản xuất dòng phóng điện và một thùng với bơm, bộ lọc và hệ thống phun rửa cho điện môi (Hình 2).
Chuyển động dẫn tiến được điều khiển bằng NC.
Quá trình ăn xói mòn (Hình 3)
Cấu tạo của dòng điện. Chi tiết và điện cực được kết nối với một máy phát tạo ra dòng điện mạch động (tạo xung) một chiều từ 20 V đến 150 V. Điện cực làm dụng cụ được tiến đến gần chi tiết một khoảng cách nhỏ, gọi là khe hở tia lửa.
Quá trình phóng điện. Giữa điện cực và chi tiết là một chất lỏng không dẫn điện gọi là điện môi. Ở vị trí hẹp của khoảng hở tia lửa tích tụ dưới sự tác động của các ion điện trường và hạt nhỏ vật liệu. Sự tập trung này dẫn đến một sự bắn tia lửa điện. Dòng điện phóng tăng đến mức giá trị điều chỉnh cao nhất từ 0,5 A đến 8 A. Trong kênh chuyển tải phát sinh nhiệt đến 120000C dẫn đến làm chảy lỏng và bốc hơi hạt nhỏ vật liệu.
Sự ăn xói mòn. Ở cuối dòng xung điện làm sụp kênh phóng điện (kênh chuyển tải). Các hạt nhỏ vật liệu bị đẩy ra khỏi kênh chuyển tải. Mỗi tia lửa tạo ra một dạng vết lõm sâu. Hình dạng chi tiết là kết quả của các vết lõm sâu ấy. Ăn mòn cũng xảy ra ở điện cực.
2.Đại lượng (độ lớn) đặc trưng của điện
Máy phát tạo ra một chuỗi xung và tách xung (khoảng xung). Giá trị điện thế U, cường độ dòng điện I, độ rộng xung ti và sự tách xung to đều điều chỉnh được và phần lớn được điều khiển qua một chương trình. Mỗi xung bao gồm thời gian cho việc tạo dựng kênh chuyển tải (kênh phóng điện) dưới sự tác động của điện thế đánh lửa và thời gian phóng điện thực sự (Hình 1).
Cường độ dòng điện điều chỉnh càng cao và chiều dài xung tỷ lệ với sự tách xung càng lớn thì lượng xói mòn vật liệu càng lớn và độ chính xác hình dạng và độ bóng bề mặt thấp (Hình 2).
Cường độ dòng điện cao hơn và xung dài hơn làm tăng lượng ăn xói mòn, giảm độ bóng bề mặt và độ chính xác hình dạng. Độ chính xác của hình dạng và kích thước, độ bóng bề mặt và lượng loại bỏ vật liệu cũng như độ mòn điện cực được xác định cơ bản từ sự điều khiển của máy phát điện trong quá trình ăn mòn (Hình 3).
Việc thay đổi tinh thể ở lớp ngoài biên của chi tiết (Hình 4) sau khi công đoạn ăn xói mòn hoàn tất phải nhỏ sao cho chức năng và độ bền mài mòn của chi tiết không bị ảnh hưởng xấu.
3.Khe hở tia đánh lửa
Khe hở tia đánh lửa là toàn bộ khoảng cách giữa dụng cụ điện cực và chi tiết. Khe hở tia đánh lửa càng nhỏ thì độ chính xác tạo dạng càng cao. Tùy theo công suất của ăn mòn và độ bóng bề mặt của chi tiết, khe hở tia đánh lửa được chọn từ 0,03 đến 0,1 mm.
4.Điện môi
Điện môi được sử dụng là dầu khoáng hay hydrocácbon tổng hợp, trong phương pháp cắt ăn mòn bằng tia lửa điện cũng dùng nước khử muối (khử ion). Lượng vật liệu bị ăn mòn, các chất bị phân giải (phân hủy) và nhiệt phát sinh phải được dẫn qua dung dịch điện môi. Do đó điện môi cần phải được súc rửa sạch một cách tích cực, lọc, làm nguội và thường xuyên thay mới. Hơi nước phát sinh và sản phẩm phân hủy phải được hút ra ngoài cũng như quy định làm việc và phòng cháy chữa cháy phải được chấp hành nghiêm ngặt.
5.Công suất ăn (xói) mòn
Ở phương pháp khoét bằng ăn xói mòn, công suất loại bỏ vật liệu mỗi phút phụ thuộc phần lớn vào:
• Vật liệu chi tiết và vật liệu điện cực.
• Bề mặt (diện tích) tiết diện của điện cực.
• Quá trình ăn xói mòn thô và ăn xói mòn hoàn tất
6.Điện cực
Kích thước. Kích cỡ khe hở tia lửa điện và độ ăn mòn của điện cực phải chú ý lúc sản xuất điện cực. Vì cường độ dòng điện và khe hở tia đánh lửa lúc ăn mòn hoàn tất được chọn nhỏ hơn ở ăn mòn thô, kích thước thiếu ở điện cực tinh cũng nhỏ hơn kích thước điện cực thô. Vật liệu. Vật liệu điện cực phải dẫn điện và có độ nóng chảy cao cũng như điện trở nhỏ. Sử dụng phần lớn là graphít (than chì) (Hình 1), đồng (Hình 2), đồng wolfram và hợp kim đồng kẽm
Chế tạo. Các điện cực được phay nguyên khối, đúc, ăn xói mòn bằng dây hoặc được ghép lại từng phần. Phôi điện cực được gia công trên hệ thống kẹp, nơi mà sau đó điện cực được tiếp nhận ở máy ăn xói mòn.
7.Phương pháp ăn xói mòn khoét (ăn xói mòn thủng)
Xói mòn khoét trục đơn. Điện cực chỉ dịch chuyển ở chiều của bước dẫn tiến (Hình 1 trang 189).Xói mòn hành tinh. Trong quá trình gia công, các điện cực được dịch chuyển trệch ra ngoài theo trục X và trục Y qua thiết bị hành tinh. Chuyển động này có thể xảy ra với bước dẫn tiến ở trục Z hay không (Hình 3).
Trong xói mòn hành tinh có thể ăn xói mòn thô và ăn xói mòn tinh với cùng một điện cực và chỉnh sửa kích thước ăn xói mòn cuối cùng. Xói mòn được điều khiển theo quỹ đạo. Sự dịch chuyển của điện cực cũng như của bàn kẹp ở trục X, trục Y và trục Z được tính trước bởi chương trình điều khiển NC. Như thế có thể ăn xói mòn mặt cắt, được thu hẹp hoặc mở rộng theo chiều xuống dưới. Thường cũng có một trục điều khiển C để xử lý thí dụ như tạo khả năng ăn xói mòn rãnh dạng xoắn ốc (Hình 4)